Thái Bình công chúa phong hiệu đầy đủ Trấn quốc Thái Bình trưởng công chúa, là một Công chúa thời nhà Đường, là con gái thứ hai và là người con nhỏ nhất của Đường Cao Tông Lý Trị và Võ Tắc Thiên. Bà là em gái của Đường Trung Tông Lý Hiển và Đường Duệ Tông Lý Đán, cô ruột của Đường Huyền Tông Lý Long Cơ.
Tương truyền, Thái Bình công chúa là người được thừa hưởng sự thông minh của mẹ mình nên cũng rất mưu mô, nhất là trong vấn đề chính trị. Bà có một cung nữ theo hầu là Thượng Quan Uyển Nhi, là người cũng rất xinh đẹp và thông minh. Sự kết hợp của hai cái đầu đã khiến bà làm được nhiều việc lớn.
|
Thái Bình công chúa có nhiều tham vọng chính tr nhưng bà không thể xưng danh hoàng đế như Võ Tắc Thiên. |
Dù vậy, nằm dưới bàn tay của mẹ mình là Võ Tắc Thiên, người đàn bà quyền lực trong lịch sử, bà vẫn phải chịu những cuộc hôn nhân gưỡng ép. Phải kể đến là cuộc hôn nhân sắp đặt của ba với Tiết Thiệu.
Thái Bình công chúa - tố chất của một vị hoàng đế
Võ Tắc Thiên đặc biệt sủng ái con gái út, Thái Bình công chúa. Cũng giống như mẹ, Thái Bình công chúa là người mưu mô và tham quyền. Bà đã gài người thân cận vào làm nội gián để theo dõi mẹ đẻ. Biết mẹ là người đam mê dục vọng nên bà đã cống nạp cho Võ Tắc Thiên hai người đàn ông là Trương Xương Tông và Trương Dịch Chi.
Hai người này đã lấy được lòng tin của Võ Tắc Thiên và được cho nhiều quyền hành, làm đủ mọi chuyện lộng hành ngoài cung mà Võ Tắc Thiên cũng không hề hay biết.
Lợi dụng tình hình, Thái Bình công chúa xúi hai người này khởi binh làm phản, ép mẹ bỏ ngai vàng, truyền ngôi cho Lý Hiển. Ban đầu Võ Tắc Thiên không đồng ý nhưng Thái Bình đã khuyên mẹ từ bỏ để làm Thái Thượng Hoàng, cuối cùng Võ Tắc Thiên đã đồng ý. Với công này, bà được tôn là Trấn Quốc Thái Bình công chúa.
Vị thế của Thái Bình công chúa không ngừng lớn mạnh, trở thành công chúa có quyền lực cao nhất của nhà Đường. Với sự hỗ trợ của bà, Lý Đản đã đăng cơ sau khi lật đổ âm ưu của Vi Hậu và công chúa An Lạc và truất ngôi tiểu hoàng đế.
Khi Lý Đản đăng cơ thường xuyên bàn bạc việc quân cơ với bà, mỗi lần Thái Bình công chúa vào triều bàn việc đều ngồi trò chuyện với Lý Đản rất lâu. Nếu Thái Bình công chúa không lên triều Lý Đản sẽ phái Tể tướng đến chỗ bà để xin ý kiến.
Tháng 6/710, Đường Trung Tông băng hà, do Vi hoàng hậu và An Lạc công chúa hạ độc. Vi hoàng hậu muốn nhân đó chiếm ngôi vị, làm một Võ Tắc Thiên tiếp theo, nhưng Thượng Quan Uyển Nhi cùng Thái Bình công chúa đưa di chiếu lập Ôn vương Lý Trọng Mậu làm vua, tức Đường Thương Đế.
Sau đó, Thái Bình công chúa đã dùng thế lực phối hợp với người cháu là Lý Long Cơ, con của Lý Đán, và lập người này làm vua. Lý Long Cơ làm vua nhưng sau này chính hai cô cháu lại tranh giành quyền lực của nhau. Và cuối cùng Thái Bình công chúa phải chết dưới tay Lý Long Cơ.
Thái Bình công chúa không thể trở thành nữ hoàng đế thứ 2?
Dù có tố chất và uy quyền mạnh mẽ nhưng Thái Bình công chúa không được lòng dân, không được lòng quần thần. Theo lẽ thường, được lòng dân sẽ được thiên hạ, bằng không sẽ mất đi sự ủng hộ của dân chúng. Trong khi đó, Thái Bình công chúa là người tham tiền bạc, ung dung cướp tài sản của thuộc hạ, tranh chấp quyền lợi với dân chúng, do đó không được lòng dân.
Thái Bình công chúa dùng tiền để khuếch trương thế lực và mua chuộc kẻ dưới, chính vì vậy thuộc hạ dưới quyền bà hầu hết đều không thể trọng dụng lâu dài.
Vấn đề đời tư của Thái Bình công chúa cũng phức tạp, gây bất mãn trong triều thần. Việc bị anh họ Hạ Lan Mẫn cưỡng bức đã gây ảnh hưởng tâm lý rất lớn đến Thái Bình công chúa và cũng là khởi nguồn cho bất hạnh trong đời sống riêng tư của bà. Người chồng đầu tiên của bà là Tiết Thiệu. Sau khi Tiết Thiệu bị giết vì tạo phản, Thái Bình công chúa kết hôn với Võ Du Kỵ là cháu trai của Võ Tắc Thiên.
Nhưng cuộc hôn nhân này cũng không mấy suôn sẻ do ảnh hưởng từ Võ Tắc Thiên. Theo "Tự trị thông giám", Thái Bình công chúa đã tư thông với ít nhất ba người và họ đều núp bóng công chúa làm nhiều việc xấu.
Vì vậy, dù có tài giỏi đến đâu thì Thái Bình cũng không thể thực hiện giấc mơ hoàng đế.