Năm 762 sau công nguyên, giáo chủ thứ hai của nhà Abbas, Muhammad ibn Mansur al-Mahdi khởi công xây dựng Baghdad, thành phố hình tròn (Round City). Được coi là bước ngoặt trong lịch sử kiến trúc đô thị thế giới, Baghdad được Mansur lựa chọn làm thủ đô mới sau một quá trình hoạch định vừa tỉ mỉ, cẩn thận vừa đầy cảm hứng. Ảnh: sơ đồ Baghdad giai đoạn 150-300 sau công nguyên (Guardian).Dự án đô thị vĩ đại Baghdad có quy mô rất rộng lớn và chặt chẽ: hàng gạch dài nhất của nó bao gồm tới 162.000 viên gạch, tường vòng ngoài là các bức tường có lỗ châu mai cao gần 2,9m, bên hông là các pháo đài và ngoài cùng là một hào nước sâu. Ảnh: najielmir.com.Đây cũng là dự án xây dựng lớn nhất trong thế giới Hồi giáo, huy động hàng ngàn kiến trúc sư, kỹ sư, chuyên gia pháp lý, nhà khảo sát, thợ mộc, thợ rèn, thợ đào và lao động bình dân trên toàn đế chế Abbas. Theo ước tính của Yaqhbi nhà sử học Ả rập thời đó, có tới 100.000 nhân công tham gia xây dựng thành phố cấu trúc như pháo đài này.Thiết kế hình tròn của Baghdad cũng là một sáng tạo đột phá, “không có thành phố hình tròn nào được biết tới trong tất cả tôn giáo”. Thành có 4 cổng cách đều tâm điểm, là nơi bắt đầu các đường thẳng dẫn tới trung tâm thành phố: Cổng Kufa phía tây nam, cổng Basra phía đông nam (2 cổng mở ra trên kênh Sarat), cổng Sham hay Syrian ở tây bắc dẫn tới đường chính vào Anbar, qua sa mạc tới Syria, và cổng Khorasan phía đông bắc nằm gần sông Tigris dẫn tới cầu thuyền phía bên kia sông. Ảnh minh họa: hình vẽ Baghdad trong thế kỷ 10 của Jean Soutif, Science Photo Library.Cổng Basra phía đông nam, cổng duy nhất còn lại trong những bức tường bao quanh Baghdad hôm nay. Ảnh: EPA.Việc xây dựng Baghdad hoàn thành vào năm 766. Baghdad được lựa chọn vì vị trí chiến lược của nó ở trung tâm Iraq cổ. Đây là điểm gặp gỡ giữa các tuyến caravan trên đường tới Khorasan (một vùng phía đông và đông bắc Ba Tư thời đó). thành phố có một hệ thống kênh đào cung cấp nước để tưới tiêu, và là thành lũy phòng thủ khi bị tấn công. Ảnh: Khung cảnh Baghdad, tranh của họa sĩ hiện đại Iraq nổi tiếng Abdul Qadir Al Rassam.Từ một trung tâm hành chính, Baghdad trở thành đô thị thật sự của thế giới thời trung cổ (600-1500 sau công nguyên), tập hợp các quận nổi tiếng và quan trọng về văn hóa, kinh tế, xã hội ở hai bờ sông Tigris. Ảnh: Worldbulletin. Thời kỳ vàng của Baghdad là hai triều đại của các giáo chủ thứ tư nhà Abbas, con trai Mansur- Harun al-Rashid (786–809) và con trai ông, giáo chủ thứ năm alMaʾmun (813–833). Đây cũng là hai vị vua có mặt nhiều nhất trong tác phẩm nổi tiếng “Nghìn lẻ một đêm” (đã xuất bản ở Việt Nam dưới dạng truyện nhiều tập). Ảnh: Giáo chủ Harun al-Rashid đón tiếp phái đoàn của hoàng đế Roma Charles I, tranh Julius Köckert (1864).Đến thế kỷ 9, dân số Baghdad khoảng 300-500 ngàn người, là thành phố đông dân thứ hai Trung Đông, chỉ đứng sau Istanbul. Baghdad trở thành trung tâm thương mại quốc tế cho các loại hàng hóa đi từ biển Baltic sang Trung Hoa. Thành phố này cũng đạt tới đỉnh cao chói lọi về trung tâm trí tuệ, khoa học và văn hóa vào thời kỳ này. Trong ảnh là tranh vẽ thư viện Bayt al-Hikma (Ngôi nhà trí tuệ) ở Baghdad, nơi tập hợp, chuyển ngữ mọi tri thức thế giới giữa lúc phương Tây đang chìm trong bóng tối đêm trường trung cổ (600-1500).
Năm 762 sau công nguyên, giáo chủ thứ hai của nhà Abbas, Muhammad ibn Mansur al-Mahdi khởi công xây dựng Baghdad, thành phố hình tròn (Round City). Được coi là bước ngoặt trong lịch sử kiến trúc đô thị thế giới, Baghdad được Mansur lựa chọn làm thủ đô mới sau một quá trình hoạch định vừa tỉ mỉ, cẩn thận vừa đầy cảm hứng. Ảnh: sơ đồ Baghdad giai đoạn 150-300 sau công nguyên (Guardian).
Dự án đô thị vĩ đại Baghdad có quy mô rất rộng lớn và chặt chẽ: hàng gạch dài nhất của nó bao gồm tới 162.000 viên gạch, tường vòng ngoài là các bức tường có lỗ châu mai cao gần 2,9m, bên hông là các pháo đài và ngoài cùng là một hào nước sâu. Ảnh: najielmir.com.
Đây cũng là dự án xây dựng lớn nhất trong thế giới Hồi giáo, huy động hàng ngàn kiến trúc sư, kỹ sư, chuyên gia pháp lý, nhà khảo sát, thợ mộc, thợ rèn, thợ đào và lao động bình dân trên toàn đế chế Abbas. Theo ước tính của Yaqhbi nhà sử học Ả rập thời đó, có tới 100.000 nhân công tham gia xây dựng thành phố cấu trúc như pháo đài này.
Thiết kế hình tròn của Baghdad cũng là một sáng tạo đột phá, “không có thành phố hình tròn nào được biết tới trong tất cả tôn giáo”. Thành có 4 cổng cách đều tâm điểm, là nơi bắt đầu các đường thẳng dẫn tới trung tâm thành phố: Cổng Kufa phía tây nam, cổng Basra phía đông nam (2 cổng mở ra trên kênh Sarat), cổng Sham hay Syrian ở tây bắc dẫn tới đường chính vào Anbar, qua sa mạc tới Syria, và cổng Khorasan phía đông bắc nằm gần sông Tigris dẫn tới cầu thuyền phía bên kia sông. Ảnh minh họa: hình vẽ Baghdad trong thế kỷ 10 của Jean Soutif, Science Photo Library.
Cổng Basra phía đông nam, cổng duy nhất còn lại trong những bức tường bao quanh Baghdad hôm nay. Ảnh: EPA.
Việc xây dựng Baghdad hoàn thành vào năm 766. Baghdad được lựa chọn vì vị trí chiến lược của nó ở trung tâm Iraq cổ. Đây là điểm gặp gỡ giữa các tuyến caravan trên đường tới Khorasan (một vùng phía đông và đông bắc Ba Tư thời đó). thành phố có một hệ thống kênh đào cung cấp nước để tưới tiêu, và là thành lũy phòng thủ khi bị tấn công. Ảnh: Khung cảnh Baghdad, tranh của họa sĩ hiện đại Iraq nổi tiếng Abdul Qadir Al Rassam.
Từ một trung tâm hành chính, Baghdad trở thành đô thị thật sự của thế giới thời trung cổ (600-1500 sau công nguyên), tập hợp các quận nổi tiếng và quan trọng về văn hóa, kinh tế, xã hội ở hai bờ sông Tigris. Ảnh: Worldbulletin.
Thời kỳ vàng của Baghdad là hai triều đại của các giáo chủ thứ tư nhà Abbas, con trai Mansur- Harun al-Rashid (786–809) và con trai ông, giáo chủ thứ năm alMaʾmun (813–833). Đây cũng là hai vị vua có mặt nhiều nhất trong tác phẩm nổi tiếng “Nghìn lẻ một đêm” (đã xuất bản ở Việt Nam dưới dạng truyện nhiều tập). Ảnh: Giáo chủ Harun al-Rashid đón tiếp phái đoàn của hoàng đế Roma Charles I, tranh Julius Köckert (1864).
Đến thế kỷ 9, dân số Baghdad khoảng 300-500 ngàn người, là thành phố đông dân thứ hai Trung Đông, chỉ đứng sau Istanbul. Baghdad trở thành trung tâm thương mại quốc tế cho các loại hàng hóa đi từ biển Baltic sang Trung Hoa. Thành phố này cũng đạt tới đỉnh cao chói lọi về trung tâm trí tuệ, khoa học và văn hóa vào thời kỳ này. Trong ảnh là tranh vẽ thư viện Bayt al-Hikma (Ngôi nhà trí tuệ) ở Baghdad, nơi tập hợp, chuyển ngữ mọi tri thức thế giới giữa lúc phương Tây đang chìm trong bóng tối đêm trường trung cổ (600-1500).