Vùng biển Ấn Độ Dương, Thái Bình Dương
Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương được đánh giá là "
vùng biển tử thần" nguy hiểm trên thế giới. Bởi lẽ, đây là nơi sinh sống của loài rắn biển Belcher. Nó được coi là loài rắn độc nhất thế giới, thậm chí là một trong những sinh vật có nọc độc mạnh nhất Trái đất.
Sở dĩ Belcher được coi là loài rắn độc nhất thế giới là vì chúng sở hữu nọc độc có thể giết chết 1.000 người trưởng thành cùng lúc chỉ với vài miligram nọc. Nạn nhân trúng nọc độc của rắn biển Belcher sẽ qua đời sau 30 phút bị nó cắn.
Một số nghiên cứu về loài rắn Belcher cho thấy nếu như một con Belcher quyết định cắn ai đó thì 25% cơ hội nó sẽ tiết nọc độc.
Vùng biển Queensland
Sứa hộp (Box Jellyfish) là một trong những sinh vật nguy hiểm nhất thế giới bởi khả năng giết người kinh hoàng. Loài sứa độc này chịu trách nhiệm cho hơn 5.000 trường hợp tử vong trong 50 năm qua.
Loài sứa hộp nguy hiểm này sinh sống ở vùng biển Queensland, Tây Úc, Nhật Bản, New Zealand, Hawaii và Philippines. Mỗi con sứa hộp có 60 xúc tu dài 5m và có tới 5.000 tế bào chứa độc tố đủ khả năng khiến 60 người trưởng thành. Nếu một người bị sứa hộp tấn công thì nạn nhận sẽ bị sốc, suy tim, ngừng hô hấp và cuối cùng là tử vong do nhiễm độc hoặc chết đuối.
Vùng biển nhiệt đới Tây Thái Bình Dương
Vùng biển nhiệt đới Tây Thái Bình Dương là nơi sinh sống của loài bạch tuộc đốm xanh lớn (Hapalochlaena lunulata). Nó có tên trong danh sách những sinh vật có nọc độc mạnh nhất thế giới.
Theo nghiên cứu của các chuyên gia, bạch tuộc đốm xanh lớn có nọc độc mạnh gấp 1.200 lần so với chất độc Xyanua. Do vậy, khi bạch tuộc đốm xanh lớn chủ động tấn công một người nào đó thì sẽ khiến nạn nhân chết chỉ trong vòng 2 phút. Với mỗi một lần cắn, bạch tuộc đốm xanh lớn có thể giết chết 26 người trưởng thành cùng lúc.
Trong trường hợp nạn nhân may mắn được cứu sống sau khi trúng độc của bạch tuộc đốm xanh lớn thì cũng chịu hậu quả đau đớn về sau. Cụ thể, sau khi bị bạch tuộc đốm xanh lớn lớn tấn công và thoát chết, nạn nhân có thể bị tàn tật hoặc mù lòa suốt đời.
Video vòi rồng khổng lồ trên vùng biển miền Tây (nguồn: VTC14):