Những tác hại nghiêm trọng khi liên tục hít phải khói hương
Ảnh hưởng đến đường hô hấp
Rất nhiều người bị ho hoặc hắt hơi khi đốt nhang. Điều này là do khói nhang chứa rất nhiều chất kích thích hô hấp, gây khó chịu. Một số loại nhang được chứng minh là độc hại tới phổi hơn khói thuốc lá do các chất dạng hạt cao hơn. Khói hương cũng đi sâu vào trong đường thở vì các hạt trong nó nhỏ hơn khói thuốc lá.
Gây các vấn đề thần kinh
Bất kì loại chất đốt nào cũng đều sản sinh CO và hương không phải ngoại lệ. Các nghiên cứu đã chỉ ra, việc đốt hương trong nhà làm tăng đáng kể nồng độ CO. Theo Elizabeth M. Pieroth, chuyên gia thần kinh học kiêm giám đốc chương trình điều trị các vấn đề tổn thương thần kinh tại trung tâm NorthShore, trực thuộc đại học HealthSystem, tiếp xúc lâu dài với chất này có thể gây tổn hại tới hệ thần kinh trung ương.
Mất trí nhớ và khả năng học tập kém là những gì bạn có thể mắc phải khi hít nhiều khói hương.
Tăng nguy cơ mắc tim mạch
Sử dụng nhang thơm trong thời gian dài có thể làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề về tim nguy hiểm đến tính mạng lên 10- 12%. Khói nhang chứa các chất độc hại có thể gây tổn thương tim đến mức không thể điều trị.
Gây ung thư phổi
Nhiều chất gây ô nhiễm không khí được tạo ra khi đốt nhang gây ung thư. Những chất ô nhiễm này có xu hướng gây kích ứng trong phổi và cũng ảnh hưởng đến sức khỏe nói chung. Nghiên cứu cho thấy rằng tiếp xúc nhiều với chúng trong thời gian dài có khả năng làm tăng nguy cơ ung thư phổi, đặc biệt nếu bạn hút thuốc.
Ho và hắt hơi
Kết quả của nhiều nghiên cứu đã cho thấy những tác hại của nhang thơm đối với sức khỏe. Khí cacbon monoxit có trong khói nhang có thể gây sưng các tế bào phổi, từ đó gây các vấn đề về hô hấp.
Dị ứng da và mắt
Nghiên cứu đã chứng minh thường xuyên sử dụng nhang thơm có thể gây dị ứng ở mắt, đặc biệt là ở trẻ em và người cao tuổi. Bên cạnh đó, những người có da nhạy cảm nếu thường xuyên tiếp xúc với khói nhang cũng có thể mắc các triệu chứng dị ứng da.
Gây độc cho tế bào
Khi thắp hương và hương cháy, nó tạo ra rất nhiều chất gây ô nhiễm không khí và các chất hóa học có hại. Nổi bật trong số này là chất dạng hạt, có độc tính cao đối với tế bào. Nó có thể thay đổi các gen di truyền như DNA, cuối cùng dẫn đến đột biến. Những đột biến này phần lớn chịu trách nhiệm cho sự phát triển các loại ung thư.
Hen suyễn
Sự cháy của cây nhang thải ra các khí độc hại như lưu huỳnh đioxit và cacbon monoxit. Thường xuyên hít phải các khí này có thể gây các vấn đề về hô hấp như bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) hay bệnh hen suyễn.
Ảnh hưởng tới trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
Thường xuyên tiếp xúc với khói nhang đem đến nhiều tác hại, đặc biệt với trẻ nhỏ. Giống như khói thuốc, hương có thể ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ sơ sinh. Vì vậy, bạn nên hạn chế tiếp xúc với loại khí này, đặc biệt là khi mang thai. Janet Choi, bác sĩ chuyên khoa sản tại trung tâm y khoa Colorado (Mỹ) cho biết, trẻ em có thể bị bệnh bạch cầu, đột biến gen nếu mẹ của chúng thường xuyên hít phải khói nhang trong quá trình mang thai.
Lưu ý khi thắp hương
Khi thắp hương phải mở hết cửa, bật đèn sáng lên, điều này tạo cảm giác thoải mái, mở cửa đón ông bà tổ tiên, đón tài lộc vào nhà, để cho bề trên có thể phù hộ độ trì cho tất cả thành viên trong gia đình mình. Và tiếp nữa về yếu tố sức khỏe thì khi mở cửa, không khí thoáng đãng thì sẽ đỡ mùi hương khói hương hơn là đóng kín cửa lại.
Cần thường xuyên lau rửa sạch sẽ những đồ vật thường xuyên tiếp xúc với hương như thìa hương, lư hương, hộp hương.
Dùng hương có nguồn gốc từ hương liệu thiên nhiên, tránh hương hóa học vừa làm tổn hại đến sức khỏe của bản thân, vừa không thể biểu đạt được lòng thành.
Cất trữ hương ở nơi cố định, khô ráo và sạch sẽ. Tốt nhất lựa chọn những hộp hương có thể đậy kín để đựng các loại hương phẩm khác nhau. Không để hương chưa đốt trên bàn thờ.
Khi lấy hương phải thận trọng, nhẹ nhàng, không nên để hương bị rơi vãi hoặc đổ xuống đất.
Không nên thắp hương vào buổi tối
Thời gian để thắp hương trong ngày như thế nào là đúng thì không hẳn ai cũng biết. Chưa kể tùy vào phong tục, quan niệm ở từng địa phương mà mỗi nơi có một quy cách riêng. Tuy nhiên xét theo mặt khoa học, thắp hương vào buổi tối là một điều không nên, hoặc nên hạn chế.
Thứ nhất, buổi tối là thời điểm mà cả gia đình tập trung lại đông đủ, nhiều người. Khi thắp hương, khói từ hương lan tỏa ra sẽ gây bí bách, đặc không khí. Chưa kể hiện nay nhiều nơi sản xuất hương không đúng chất lượng, mùi hương được làm từ hóa phẩm nên hương tỏa ra khiến cho sức khỏe người dùng bị ảnh hưởng. Nếu hít vào sẽ không hề tốt.
Ngoài ra, nếu thắp vào giờ tối, hoặc ban đêm khi cả nhà đã đi nghỉ ngơi thì dễ gây ra hậu quả cháy nổ nếu không may bén tàn hương trong nhà. Khi đó sẽ không kịp trở tay mà gây ra hỏa hoạn.
Xét về mặt tâm linh thì thắp hương vào buổi tối cũng không nên. Giờ buổi tối là khi mà các vong linh lảng vảng rất nhiều trên nhân gian. Nếu như thắp hương cho ông bà tổ tiên giờ này có sai sót khi khấn bái có thể sẽ vô tình dẫn dụ oan hồn khác vào nhà. Điều này sẽ gây ra những phiền toái, những điều không may mắn cho gia chủ. Chính bởi rất nhiều lý do trên mà việc thắp hương vào buổi tối là điều nên hạn chế.
Giờ thắp hương tốt nhất trong ngày
Người ta vẫn thường thắp hương vào những ngày lễ lạt, ngày giỗ, hay ngày rằm hàng tháng. Tuy nhiên không phải ai cũng để ý đến khung giờ thắp hương trong ngày là khi nào.
Theo dân gian, nên thắp hương khấn bái tổ tiên ông bà vào sáng sớm. Khung giờ nên chọn có thể là vào 6h sáng đến 10h sáng. Đây là khung giờ tốt, bắt đầu một ngày mới. Mọi hoạt động của cả gia đình bắt đầu thì nên thắp cho gia tiên nén nhang. Vừa mong cầu một ngày mới tốt lành cho các thành viên, vừa giúp không khí của cả nhà thêm sum vầy, ấm cúng.