Theo Trang TTĐT của thành phố Kon Tum, thành phố Kon Tum hiện có diện tích 432,89 km2. Đây chính là thành phố có diện tích tự nhiên lớn nhất khu vực Tây Nguyên. Dù có diện tích lớn nhất nhưng dân số của Kon Tum hiện nay chỉ có hơn 168 nghìn người (xếp thứ 4 trong số các thành phố ở Tây Nguyên).Khoảng trước năm 1.800 tên gọi Kon Tum chưa xuất hiện, tên gọi Kon Tum có nghĩa là Làng Hồ (Kon là làng, Tum là hồ, ao, bàu nước...). Trải theo thời gian, vùng đất Kon Tum được dòng Đắk Bla bồi đắp phù sa màu mỡ đã dần trở thành nơi cộng cư của nhiều dân tộc.Theo Báo Kon Tum, nhà thờ chính tòa Kon Tum còn được gọi là nhà thờ gỗ Kon Tum vì công trình này được làm chủ yếu bằng gỗ. Nhà thờ hiện nay nằm ở phường Thống Nhất, thành phố Kon Tum, xây dựng từ năm 1913. Công trình này được xây theo lối kiến trúc Roman của Châu Âu kết hợp hài hòa kiểu nhà sàn của người Ba Na. Ngày nay, nơi đây là một trong những điểm du lịch hấp dẫn của tỉnh Kon Tum.Cầu treo Kon Klor có chiều dài 292m, rộng 4,5m, xây dựng vào ngày 3/2/1993, hoàn thành ngày 1/5/1994, bắc qua dòng Đắk Bla huyền thoại, nổi bật với màu vàng cam óng ả. Không chỉ dùng để đi lại, cầu treo Kon Klor ngày nay còn là điểm du lịch hấp dẫn, điểm check-in lý tưởng dành cho du khách gần xa.Nhà rông Kon Klor (đường Bắc Kạn, thành phố Kon Tum) được xây dựng theo kiến trúc truyền thống của người Ba Na với chất liệu tự nhiên và trang trí hoa văn họa tiết rất công phu. Nhà rông là nơi tổ chức những lễ hội văn hóa truyền thống và là nơi sinh hoạt cộng đồng của bà con làng Kon Klor. Đây cũng là một trong những điểm đến hấp dẫn của du khách mỗi khi tới Kon Tum.Di tích lịch sử Quốc gia Ngục Kon Tum nằm ở đường Trương Quang Trọng, phường Quyết Thắng, thành phố Kon Tum. Nhà ngục được thực dân Pháp xây dựng để giam giữ tù chính trị - các chiến sĩ cách mạng của ta trong thời kỳ năm 1930 - 1931.Thành phố Kon Tum nằm ở địa hình lòng chảo phía nam tỉnh Kon Tum, trên độ cao khoảng 525m và được uốn quanh bởi thung lũng sông Đăk Bla. Phí tây giáp huyện Sa Thầy, phía bắc giáp huyện Đắk Hà, phía Đông giáp huyện Kon Rẫy, phía nam giáp tỉnh Gia Lai.
Theo Trang TTĐT của thành phố Kon Tum, thành phố Kon Tum hiện có diện tích 432,89 km2. Đây chính là thành phố có diện tích tự nhiên lớn nhất khu vực Tây Nguyên. Dù có diện tích lớn nhất nhưng dân số của Kon Tum hiện nay chỉ có hơn 168 nghìn người (xếp thứ 4 trong số các thành phố ở Tây Nguyên).
Khoảng trước năm 1.800 tên gọi Kon Tum chưa xuất hiện, tên gọi Kon Tum có nghĩa là Làng Hồ (Kon là làng, Tum là hồ, ao, bàu nước...). Trải theo thời gian, vùng đất Kon Tum được dòng Đắk Bla bồi đắp phù sa màu mỡ đã dần trở thành nơi cộng cư của nhiều dân tộc.
Theo Báo Kon Tum, nhà thờ chính tòa Kon Tum còn được gọi là nhà thờ gỗ Kon Tum vì công trình này được làm chủ yếu bằng gỗ. Nhà thờ hiện nay nằm ở phường Thống Nhất, thành phố Kon Tum, xây dựng từ năm 1913. Công trình này được xây theo lối kiến trúc Roman của Châu Âu kết hợp hài hòa kiểu nhà sàn của người Ba Na. Ngày nay, nơi đây là một trong những điểm du lịch hấp dẫn của tỉnh Kon Tum.
Cầu treo Kon Klor có chiều dài 292m, rộng 4,5m, xây dựng vào ngày 3/2/1993, hoàn thành ngày 1/5/1994, bắc qua dòng Đắk Bla huyền thoại, nổi bật với màu vàng cam óng ả. Không chỉ dùng để đi lại, cầu treo Kon Klor ngày nay còn là điểm du lịch hấp dẫn, điểm check-in lý tưởng dành cho du khách gần xa.
Nhà rông Kon Klor (đường Bắc Kạn, thành phố Kon Tum) được xây dựng theo kiến trúc truyền thống của người Ba Na với chất liệu tự nhiên và trang trí hoa văn họa tiết rất công phu. Nhà rông là nơi tổ chức những lễ hội văn hóa truyền thống và là nơi sinh hoạt cộng đồng của bà con làng Kon Klor. Đây cũng là một trong những điểm đến hấp dẫn của du khách mỗi khi tới Kon Tum.
Di tích lịch sử Quốc gia Ngục Kon Tum nằm ở đường Trương Quang Trọng, phường Quyết Thắng, thành phố Kon Tum. Nhà ngục được thực dân Pháp xây dựng để giam giữ tù chính trị - các chiến sĩ cách mạng của ta trong thời kỳ năm 1930 - 1931.
Thành phố Kon Tum nằm ở địa hình lòng chảo phía nam tỉnh Kon Tum, trên độ cao khoảng 525m và được uốn quanh bởi thung lũng sông Đăk Bla. Phí tây giáp huyện Sa Thầy, phía bắc giáp huyện Đắk Hà, phía Đông giáp huyện Kon Rẫy, phía nam giáp tỉnh Gia Lai.