"Tây du ký" của nhà văn Ngô Thừa Ân là tác phẩm yêu thích của nhiều thế hệ. Khi đọc tác phẩm này, không ít độc giả yêu mến nhân vật Tôn Ngộ Không - người sở hữu gậy Như Ý và 72 phép biến hóa. Với bản lĩnh cao cường, Tề Thiên Đại Thánh đã đại náo thiên cung, náo loạn địa phủ, xuống long cung tìm bảo vật...Người giúp Tề Thiên Đại Thánh có bản lĩnh lớn như vậy là Bồ Đề Tổ Sư. Ông là sư phụ đầu tiên của Tôn Ngộ Không. Theo "Tây du ký", sau khi chứng kiến một con khỉ già ở Hoa Quả Sơn chết, Tề Thiên Đại Thánh không khỏi sợ hãi. Sau một thời gian suy nghĩ, Tôn Ngộ Không quyết rời khỏi Hoa Quả Sơn để tìm kiếm cách trường sinh bất tử.Trong quá trình đi khắp nơi tìm kiếm cách bất tử, Mỹ Hầu Vương vô tình đến núi Linh Đài Phương Thốn sơn và gặp được Bồ Đề Tổ Sư. Sau đó, Bồ Đề Tổ Sư thu nhận Tôn Ngộ Không làm đệ tử. Sau 7 năm tầm sư học đạo, Bồ Đề Tổ Sư truyền dạy đạo pháp trường sinh cùng 72 phép biến hóa cho Tôn Ngộ Không.Theo các nhà nghiên cứu, Bồ Đề Tổ Sư có thân phận "không phải dạng vừa". Đầu tiên là Bồ Đề Tổ Sư sống ẩn cư ở Tây Ngưu Hạ Châu, Linh Đài Phương Thốn sơn, Tà Nguyệt Tam Tinh động. Linh Đài Phương Thốn sơn gọi tắt bằng chữ đầu và chữ cuối là Linh sơn. Đây cũng là nơi Phật Tổ Như Lai ngự trị.Điều này khiến giới nghiên cứu cho rằng, Bồ Đề Tổ Sư và Phật Tổ Như Lai có thể liên quan đến nhau. Sư phụ đầu tiên của Tôn Ngộ Không có khả năng cũng là một vị tôn giả Tây phương.Trong “Phong Thần Diễn Nghĩa” cũng có vị Chuẩn Đề đạo nhân, khi xuất hiện cũng được mô tả giống hệt như Bồ Đề Tổ Sư. Vì vậy, người ta nghi ngờ 2 nhân vật này có thể là cùng một người.Tiếp đến, để truyền dạy cho Tôn Ngộ Không 72 phép biến hóa, Bồ Đề Tổ Sư phải là người có trí tuệ uyên thâm, pháp lực cao cường. Đặc biệt, Bồ Đề Tổ Sư được cho là có khả năng tiên tri nên đã đuổi Tôn Ngộ Không đi sau khi đệ tử đã học thành tài. Thậm chí, ông còn bắt đồ đệ thề rằng sau này có xảy ra chuyện gì cũng không được nói y là đệ tử của ông.Sở dĩ Bồ Đề Tổ Sư làm như vậy là vì có khả năng "nhìn thấu" tương lai, biết trước Tôn Ngộ Không sẽ có thể gây ra những chuyện kinh thiên động địa như đại náo thiên cung... Vì không muốn vướng vào những chuyện này nên Bồ Đề Tổ Sư chủ động đuổi Ngộ Không xuống núi, cắt đứt mọi liên hệ với người đệ tử này.Ngay cả Phật Tổ Như Lai có phép thuật cao siêu, nhãn tuệ phi phàm cũng không nhìn thấu thân phận sư phụ đầu tiên của Tôn Ngộ Không.Dù Tôn Ngộ Không có bản lĩnh cao cường, tu thành chính quả sau khi phò tá Đường Tăng đi thỉnh kinh cũng không thể tìm được Bồ Đề Tổ Sư. Điều này cho thấy Bồ Đề Tổ Sư sớm biết trước mọi việc và chọn chỗ ẩn cư mà không ai có thể tìm thấy. Ảnh trong bài mang tính minh họa.Mời độc giả xem video: Đắc đạo thành Phật, sao Tôn Ngộ Không không thể đi tìm Bồ Đề Tổ Sư?
"Tây du ký" của nhà văn Ngô Thừa Ân là tác phẩm yêu thích của nhiều thế hệ. Khi đọc tác phẩm này, không ít độc giả yêu mến nhân vật Tôn Ngộ Không - người sở hữu gậy Như Ý và 72 phép biến hóa. Với bản lĩnh cao cường, Tề Thiên Đại Thánh đã đại náo thiên cung, náo loạn địa phủ, xuống long cung tìm bảo vật...
Người giúp Tề Thiên Đại Thánh có bản lĩnh lớn như vậy là Bồ Đề Tổ Sư. Ông là sư phụ đầu tiên của Tôn Ngộ Không. Theo "Tây du ký", sau khi chứng kiến một con khỉ già ở Hoa Quả Sơn chết, Tề Thiên Đại Thánh không khỏi sợ hãi. Sau một thời gian suy nghĩ, Tôn Ngộ Không quyết rời khỏi Hoa Quả Sơn để tìm kiếm cách trường sinh bất tử.
Trong quá trình đi khắp nơi tìm kiếm cách bất tử, Mỹ Hầu Vương vô tình đến núi Linh Đài Phương Thốn sơn và gặp được Bồ Đề Tổ Sư. Sau đó, Bồ Đề Tổ Sư thu nhận Tôn Ngộ Không làm đệ tử. Sau 7 năm tầm sư học đạo, Bồ Đề Tổ Sư truyền dạy đạo pháp trường sinh cùng 72 phép biến hóa cho Tôn Ngộ Không.
Theo các nhà nghiên cứu, Bồ Đề Tổ Sư có thân phận "không phải dạng vừa". Đầu tiên là Bồ Đề Tổ Sư sống ẩn cư ở Tây Ngưu Hạ Châu, Linh Đài Phương Thốn sơn, Tà Nguyệt Tam Tinh động. Linh Đài Phương Thốn sơn gọi tắt bằng chữ đầu và chữ cuối là Linh sơn. Đây cũng là nơi Phật Tổ Như Lai ngự trị.
Điều này khiến giới nghiên cứu cho rằng, Bồ Đề Tổ Sư và Phật Tổ Như Lai có thể liên quan đến nhau. Sư phụ đầu tiên của Tôn Ngộ Không có khả năng cũng là một vị tôn giả Tây phương.
Trong “Phong Thần Diễn Nghĩa” cũng có vị Chuẩn Đề đạo nhân, khi xuất hiện cũng được mô tả giống hệt như Bồ Đề Tổ Sư. Vì vậy, người ta nghi ngờ 2 nhân vật này có thể là cùng một người.
Tiếp đến, để truyền dạy cho Tôn Ngộ Không 72 phép biến hóa, Bồ Đề Tổ Sư phải là người có trí tuệ uyên thâm, pháp lực cao cường. Đặc biệt, Bồ Đề Tổ Sư được cho là có khả năng tiên tri nên đã đuổi Tôn Ngộ Không đi sau khi đệ tử đã học thành tài. Thậm chí, ông còn bắt đồ đệ thề rằng sau này có xảy ra chuyện gì cũng không được nói y là đệ tử của ông.
Sở dĩ Bồ Đề Tổ Sư làm như vậy là vì có khả năng "nhìn thấu" tương lai, biết trước Tôn Ngộ Không sẽ có thể gây ra những chuyện kinh thiên động địa như đại náo thiên cung... Vì không muốn vướng vào những chuyện này nên Bồ Đề Tổ Sư chủ động đuổi Ngộ Không xuống núi, cắt đứt mọi liên hệ với người đệ tử này.
Ngay cả Phật Tổ Như Lai có phép thuật cao siêu, nhãn tuệ phi phàm cũng không nhìn thấu thân phận sư phụ đầu tiên của Tôn Ngộ Không.
Dù Tôn Ngộ Không có bản lĩnh cao cường, tu thành chính quả sau khi phò tá Đường Tăng đi thỉnh kinh cũng không thể tìm được Bồ Đề Tổ Sư. Điều này cho thấy Bồ Đề Tổ Sư sớm biết trước mọi việc và chọn chỗ ẩn cư mà không ai có thể tìm thấy. Ảnh trong bài mang tính minh họa.
Mời độc giả xem video: Đắc đạo thành Phật, sao Tôn Ngộ Không không thể đi tìm Bồ Đề Tổ Sư?