Khu lăng mộ Trạng Bùng Phùng Khắc Khoan nằm trong một khuôn viên rộng rãi và nhiều cây xanh của làng Bùng. Công trình được xây theo quy cách lăng mộ của những bậc quyền quý thời xưa với bức bình phong ở phía trước và tường bao xung quanh.Hai bên lối vào lăng mộ là hai trụ có viết câu đối ca ngợi Trạng Bùng.Mộ phần được xây bằng xi măng với hai lớp cao khoảng 60cmTrước mộ có tượng hai người quỳ kiểu tiểu đồng hầu sư phụ.Sau mộ có một khám thờ xây hai tầng mái, lợp ngói mũi hài.Khám thờ vẫn được con cháu họ Phùng lo hương khói, dọn dẹp hàng ngày.Hai bên mộ phần có hai tấm bia đá được ốp lên tường bao.Nội dung bia là các bài văn ghi lại thân thế, sự nghiệp, công trạng lúc sinh thời của cụ Trạng Bùng.Theo chính sử, Phùng Khắc Khoan (1528-1613) là một vị quan và một nhà thơ để lại nhiều tác phẩm giá trị dưới thời Lê trung hưng. Năm 1580, khi đang làm quan, ông vẫn đi thi và đỗ Nhị giáp tiến sĩ ở tuổi 52 tuổi. Đến năm 70 tuổi, ông đi sứ nhà Minh và được ca ngợi vì cách ứng xử khôn khéo.Từ cuộc đi sứ thành công và nổi tiếng này, dân gian đã lưu truyền câu chuyện ông là Lưỡng quốc Trạng nguyên. Vì quê ở làng Bùng nên người ta gọi ông là Trạng Bùng. Ngoài ra, ông cũng rất giỏi canh nông và thủ công nghiệp, được coi là người đã mang nghề dệt lụa và giống ngô bắp về vùng sông Đáy...
Khu lăng mộ Trạng Bùng Phùng Khắc Khoan nằm trong một khuôn viên rộng rãi và nhiều cây xanh của làng Bùng. Công trình được xây theo quy cách lăng mộ của những bậc quyền quý thời xưa với bức bình phong ở phía trước và tường bao xung quanh.
Hai bên lối vào lăng mộ là hai trụ có viết câu đối ca ngợi Trạng Bùng.
Mộ phần được xây bằng xi măng với hai lớp cao khoảng 60cm
Trước mộ có tượng hai người quỳ kiểu tiểu đồng hầu sư phụ.
Sau mộ có một khám thờ xây hai tầng mái, lợp ngói mũi hài.
Khám thờ vẫn được con cháu họ Phùng lo hương khói, dọn dẹp hàng ngày.
Hai bên mộ phần có hai tấm bia đá được ốp lên tường bao.
Nội dung bia là các bài văn ghi lại thân thế, sự nghiệp, công trạng lúc sinh thời của cụ Trạng Bùng.
Theo chính sử, Phùng Khắc Khoan (1528-1613) là một vị quan và một nhà thơ để lại nhiều tác phẩm giá trị dưới thời Lê trung hưng. Năm 1580, khi đang làm quan, ông vẫn đi thi và đỗ Nhị giáp tiến sĩ ở tuổi 52 tuổi. Đến năm 70 tuổi, ông đi sứ nhà Minh và được ca ngợi vì cách ứng xử khôn khéo.
Từ cuộc đi sứ thành công và nổi tiếng này, dân gian đã lưu truyền câu chuyện ông là Lưỡng quốc Trạng nguyên. Vì quê ở làng Bùng nên người ta gọi ông là Trạng Bùng. Ngoài ra, ông cũng rất giỏi canh nông và thủ công nghiệp, được coi là người đã mang nghề dệt lụa và giống ngô bắp về vùng sông Đáy...