Nhắc đến Ngụy Trung Hiền, nhiều người nghĩ ngay đến thái giám lộng quyền nhất trong lịch sử phong kiến Trung Quốc. Sống vào thời nhà Minh, Ngụy Trung Hiền "một tay che trời", gây ra nhiều "sóng gió" trong triều, sẵn sàng giết hại bất cứ người nào cản đường một cách tàn độc.Vốn xuất thân thấp kém, Ngụy Trung Hiền là một kẻ lưu manh, mù chữ. Khi còn trẻ, gã ham mê cờ bạc nên nhiều lúc phải chốn chui chốn lủi vì bị chủ nợ truy đuổi.Về sau, Ngụy Trung Hiền vào cung làm thái giám để thoát khỏi sự truy lùng của chủ nợ. Nhờ tài ăn nói, giỏi xu nịnh nên gã rất được Khách Thị, vú nuôi của hoàng đế Minh Hy Tông (bấy giờ chỉ là một hoàng tử), thương yêu và nâng đỡ.Sau khi Minh Quang Tông đột ngột qua đời khi lên ngôi chưa được một tháng, Minh Hy Tông trở thành tân vương. Từ đây, cuộc đời của hoạn quan Ngụy Trung Hiền bước sang trang mới.Nhờ được Minh Hy Tông tin tưởng, trọng dụng, Ngụy Trung Hiền phụ trách Đông Xưởng, cơ quan đặc vụ của triều đình. Với quyền lực trong tay, hoạn quan này từng bước bành trướng thế lực, kết bè phái, vươn tầm ảnh hưởng sang cả Tây Xưởng, Nội Xưởng.Ngụy Trung Hiền lộng quyền, khống chế việc triều chính, quyền lực được cho là sánh ngang với hoàng đế. Gã hoạn quan này nâng đỡ, đưa những người thân tín nắm giữ các chức vụ quan trọng trong triều.Vì muốn thăng tiến nên nhiều quan lại nhận Ngụy Trung Hiền làm cha nuôi. Bất cứ người nào chống đối đều bị thái giám lộng quyền này vu oan giá họa, tra tấn, giết hại một cách tàn bạo.Thậm chí, Ngụy Trung Hiền còn được cho là bắt ép hoàng hậu phải phá thai. Đây được cho là một trong những tội ác lớn nhất của hoạn quan này.Mặc dù là thái giám nhưng với quyền lực lớn trong tay, Ngụy Trung Hiền ngang nhiên nạp thê thiếp, thậm chí cưỡng đoạt dân nữ nhà lành về phủ của mình.Đến năm 1627, Chu Do Kiểm lên ngôi vua. Ngụy Trung Hiền sau đó bị thất sủng. Từ đây, các quan lại vạch 10 trọng tội của thái giám lộng quyền này. Kết quả là Ngụy Trung Hiền bị tước bỏ mọi quyền lực, phải đi đày đến đất Phụng Dương. Khi đi được nửa đường, thái giám này sợ tội, thắt cổ tự tử sau khi triều đình ra lệnh đưa trở lại để xét xử. Ảnh trong bài mang tính minh họa.Mời độc giả xem video: Bí quyết khiến Hoàng đế dù ăn sơn hào hải vị cũng không béo phì.
Nhắc đến Ngụy Trung Hiền, nhiều người nghĩ ngay đến thái giám lộng quyền nhất trong lịch sử phong kiến Trung Quốc. Sống vào thời nhà Minh, Ngụy Trung Hiền "một tay che trời", gây ra nhiều "sóng gió" trong triều, sẵn sàng giết hại bất cứ người nào cản đường một cách tàn độc.
Vốn xuất thân thấp kém, Ngụy Trung Hiền là một kẻ lưu manh, mù chữ. Khi còn trẻ, gã ham mê cờ bạc nên nhiều lúc phải chốn chui chốn lủi vì bị chủ nợ truy đuổi.
Về sau, Ngụy Trung Hiền vào cung làm thái giám để thoát khỏi sự truy lùng của chủ nợ. Nhờ tài ăn nói, giỏi xu nịnh nên gã rất được Khách Thị, vú nuôi của hoàng đế Minh Hy Tông (bấy giờ chỉ là một hoàng tử), thương yêu và nâng đỡ.
Sau khi Minh Quang Tông đột ngột qua đời khi lên ngôi chưa được một tháng, Minh Hy Tông trở thành tân vương. Từ đây, cuộc đời của hoạn quan Ngụy Trung Hiền bước sang trang mới.
Nhờ được Minh Hy Tông tin tưởng, trọng dụng, Ngụy Trung Hiền phụ trách Đông Xưởng, cơ quan đặc vụ của triều đình. Với quyền lực trong tay, hoạn quan này từng bước bành trướng thế lực, kết bè phái, vươn tầm ảnh hưởng sang cả Tây Xưởng, Nội Xưởng.
Ngụy Trung Hiền lộng quyền, khống chế việc triều chính, quyền lực được cho là sánh ngang với hoàng đế. Gã hoạn quan này nâng đỡ, đưa những người thân tín nắm giữ các chức vụ quan trọng trong triều.
Vì muốn thăng tiến nên nhiều quan lại nhận Ngụy Trung Hiền làm cha nuôi. Bất cứ người nào chống đối đều bị thái giám lộng quyền này vu oan giá họa, tra tấn, giết hại một cách tàn bạo.
Thậm chí, Ngụy Trung Hiền còn được cho là bắt ép hoàng hậu phải phá thai. Đây được cho là một trong những tội ác lớn nhất của hoạn quan này.
Mặc dù là thái giám nhưng với quyền lực lớn trong tay, Ngụy Trung Hiền ngang nhiên nạp thê thiếp, thậm chí cưỡng đoạt dân nữ nhà lành về phủ của mình.
Đến năm 1627, Chu Do Kiểm lên ngôi vua. Ngụy Trung Hiền sau đó bị thất sủng. Từ đây, các quan lại vạch 10 trọng tội của thái giám lộng quyền này. Kết quả là Ngụy Trung Hiền bị tước bỏ mọi quyền lực, phải đi đày đến đất Phụng Dương. Khi đi được nửa đường, thái giám này sợ tội, thắt cổ tự tử sau khi triều đình ra lệnh đưa trở lại để xét xử. Ảnh trong bài mang tính minh họa.
Mời độc giả xem video: Bí quyết khiến Hoàng đế dù ăn sơn hào hải vị cũng không béo phì.