Được các sử gia gọi là thái giám cuối cùng của nhà Thanh cũng như trong lịch sử phong kiến Trung Quốc, Tôn Diệu Đình (1902 - 1996) vào cung làm hoạn quan khi 8 tuổi.Tuy nhiên, chỉ vài ngày sau khi vào cung làm việc, thái giám Tôn Diệu Đình sốc khi biết tin hoàng đế Phổ Nghi đã ký "sắc lệnh thoái vị", đặt dấu chấm hết cho nhà Thanh sau hàng trăm năm tồn tại.Dù thoái vị nhưng Phổ Nghi và hậu cung vẫn được phép ở lại Tử Cấm Thành. Theo đó, thái giám Tôn Diệu Đình cùng các hoạn quan, cung nữ tiếp tục nhiệm vụ hầu hạ, chăm lo mọi sinh hoạt hàng ngày của họ.Trong thời gian làm việc trong hoàng cung, Tôn Diệu Đình đã tận mắt chứng kiến nhiều sự việc khó tin.Cụ thể, ngay cả khi nhà Thanh sụp đổ, thời đại đã thay đổi, Phổ Nghi và các thành viên hoàng tộc vẫn coi cung nữ, thái giám là những kẻ thấp kém, có thể trừng phạt hạ nhân bất cứ lúc nào nếu không vui.Tiếp đến, hoạn quan Tôn Diệu Đình tiết lộ các phi tần trong hậu cung sống cực kỳ xa hoa dù dân chúng sống trong cảnh khốn khó. Họ không tự mình động tay làm việc gì. Từ tắm gội, thay quần áo... luôn có cung nữ, thái giám hầu hạ họ từng việc một.Đặc biệt, cung nữ, thái giám luôn phải phục vụ cẩn thận chủ nhân, bao gồm cả việc phải quỳ xuống đất, không được phép nhìn thẳng vào mặt họ trong lúc làm việc để bày tỏ sự cung kính.Tôn Diệu Đình đã chịu không ít khổ sở khi phải hầu hạ các chủ tử trong cung với hy vọng sẽ có tương lai tốt hơn.Tuy nhiên, sau khi Phổ Nghi bị đuổi ra khỏi Tử Cấm Thành và chuyển tới phía Đông Bắc sinh sống, Tôn Diệu Đình kết thúc sự nghiệp thái giám.Trong những năm sau đó, ông trở về quê hương, sống cùng hơn 40 thái giám chung cảnh ngộ trong chùa Vạn Thọ Hưng Long, an hưởng tuổi già.Mời độc giả xem video: Cuộc đời phi tần duy nhất “dám” đệ đơn ly hôn với Hoàng đế.
Được các sử gia gọi là thái giám cuối cùng của nhà Thanh cũng như trong lịch sử phong kiến Trung Quốc, Tôn Diệu Đình (1902 - 1996) vào cung làm hoạn quan khi 8 tuổi.
Tuy nhiên, chỉ vài ngày sau khi vào cung làm việc, thái giám Tôn Diệu Đình sốc khi biết tin hoàng đế Phổ Nghi đã ký "sắc lệnh thoái vị", đặt dấu chấm hết cho nhà Thanh sau hàng trăm năm tồn tại.
Dù thoái vị nhưng Phổ Nghi và hậu cung vẫn được phép ở lại Tử Cấm Thành. Theo đó, thái giám Tôn Diệu Đình cùng các hoạn quan, cung nữ tiếp tục nhiệm vụ hầu hạ, chăm lo mọi sinh hoạt hàng ngày của họ.
Trong thời gian làm việc trong hoàng cung, Tôn Diệu Đình đã tận mắt chứng kiến nhiều sự việc khó tin.
Cụ thể, ngay cả khi nhà Thanh sụp đổ, thời đại đã thay đổi, Phổ Nghi và các thành viên hoàng tộc vẫn coi cung nữ, thái giám là những kẻ thấp kém, có thể trừng phạt hạ nhân bất cứ lúc nào nếu không vui.
Tiếp đến, hoạn quan Tôn Diệu Đình tiết lộ các phi tần trong hậu cung sống cực kỳ xa hoa dù dân chúng sống trong cảnh khốn khó. Họ không tự mình động tay làm việc gì. Từ tắm gội, thay quần áo... luôn có cung nữ, thái giám hầu hạ họ từng việc một.
Đặc biệt, cung nữ, thái giám luôn phải phục vụ cẩn thận chủ nhân, bao gồm cả việc phải quỳ xuống đất, không được phép nhìn thẳng vào mặt họ trong lúc làm việc để bày tỏ sự cung kính.
Tôn Diệu Đình đã chịu không ít khổ sở khi phải hầu hạ các chủ tử trong cung với hy vọng sẽ có tương lai tốt hơn.
Tuy nhiên, sau khi Phổ Nghi bị đuổi ra khỏi Tử Cấm Thành và chuyển tới phía Đông Bắc sinh sống, Tôn Diệu Đình kết thúc sự nghiệp thái giám.
Trong những năm sau đó, ông trở về quê hương, sống cùng hơn 40 thái giám chung cảnh ngộ trong chùa Vạn Thọ Hưng Long, an hưởng tuổi già.
Mời độc giả xem video: Cuộc đời phi tần duy nhất “dám” đệ đơn ly hôn với Hoàng đế.