Câu thơ "Thằng Tây ngồi nghĩ cũng sành/ Sinh ra tàu điện chạy quanh phố phường" trở thành ký ức quen thuộc của những ai gắn bó với mảnh đất Hà thành lâu năm. Ngày nay không còn thấy bóng dáng những đoàn tàu điện 3 toa chạy quanh Hà Nội, nhưng cách đây cả thế kỷ, tàu điện này từng là loại phương tiện công cộng hiện đại bậc nhất thủ đô.Các tuyến đường tàu điện đều tỏa ra từ bờ hồ Hoàn Kiếm tới các cửa ô, kéo dài tới tận Hà Đông. Bức hình ghi lại cảnh tàu điện chạy qua chợ Đồng Xuân sau năm 1975. Đến đầu năm 1990, những đoàn tàu điện chính thức bị khai tử.Tàu điện là phương tiện công cộng phổ biến với mọi tầng lớp người Hà Nội trong thế kỷ 20. Tháng 5/1900, người Pháp chính thức xây dựng nhà máy xe điện Hà Nội và tiến hành đặt đường ray. Tàu điện gắn bó với đất Tràng An đến cuối thế kỷ 20.Mỗi đoàn tàu điện có hai hoặc ba toa, toa đầu có chia ra hai hạng vé gồm hạng nhất, hạng nhì. Hạng nhất có ghế đệm, ngồi ngang nhìn thẳng, hạng nhì ngồi dọc, ghế cứng. Hàng hoá chất ở dưới ghế, thúng mủng, quang gánh móc ở bên ngoài toa cuối.Ngày nay, hình ảnh những chiếc tàu điện với tiếng kêu leng keng, chỉ còn rõ nét trong ký ức của thế hệ người Hà Nội ở tuổi thất thập trở lên. Những đoàn tàu chạy miệt mài từng làm nên hình ảnh của phố thị đất Thăng Long hơn hai phần ba thế kỷ.Giờ đây, thế hệ sau chỉ còn mường tượng về di sản vang bóng đất kinh kỳ một thời qua những bức ảnh, những bài hát, vần thơ. Nhiếp ảnh gia Đức Thomas Billhardt đã ghi lại những bức ảnh tư liệu quý giá về Hà Nội và về phương tiện giao thông xưa cũ của thành phố những năm 1970.Những con đường Quán Thánh, Kim Mã, Đinh Tiên Hoàng, Nguyễn Khuyến... trước kia tàu điện từng chạy qua, ngày nay không còn bóng dáng của phương tiện độc nhất vô nhị Hà thành năm nào. Thay vào đó, đường phố được lấp đầy bởi đủ loại phương tiện giao thông từ cá nhân đến công cộng.Thời hiện đại, nhiều loại phương tiện giao thông mới xuất hiện, ít người nhớ hay nhắc về chuyến tàu điện năm nào. Nhiều con phố tàu từng đi qua giờ đã là phố cổ, những người gắn bó lâu năm với mảnh đất Thăng Long chỉ còn hoài niệm về thanh âm "leng keng tàu sớm khuya" trong ký ức.
Câu thơ "Thằng Tây ngồi nghĩ cũng sành/ Sinh ra tàu điện chạy quanh phố phường" trở thành ký ức quen thuộc của những ai gắn bó với mảnh đất Hà thành lâu năm. Ngày nay không còn thấy bóng dáng những đoàn tàu điện 3 toa chạy quanh Hà Nội, nhưng cách đây cả thế kỷ, tàu điện này từng là loại phương tiện công cộng hiện đại bậc nhất thủ đô.
Các tuyến đường tàu điện đều tỏa ra từ bờ hồ Hoàn Kiếm tới các cửa ô, kéo dài tới tận Hà Đông. Bức hình ghi lại cảnh tàu điện chạy qua chợ Đồng Xuân sau năm 1975. Đến đầu năm 1990, những đoàn tàu điện chính thức bị khai tử.
Tàu điện là phương tiện công cộng phổ biến với mọi tầng lớp người Hà Nội trong thế kỷ 20. Tháng 5/1900, người Pháp chính thức xây dựng nhà máy xe điện Hà Nội và tiến hành đặt đường ray. Tàu điện gắn bó với đất Tràng An đến cuối thế kỷ 20.
Mỗi đoàn tàu điện có hai hoặc ba toa, toa đầu có chia ra hai hạng vé gồm hạng nhất, hạng nhì. Hạng nhất có ghế đệm, ngồi ngang nhìn thẳng, hạng nhì ngồi dọc, ghế cứng. Hàng hoá chất ở dưới ghế, thúng mủng, quang gánh móc ở bên ngoài toa cuối.
Ngày nay, hình ảnh những chiếc tàu điện với tiếng kêu leng keng, chỉ còn rõ nét trong ký ức của thế hệ người Hà Nội ở tuổi thất thập trở lên. Những đoàn tàu chạy miệt mài từng làm nên hình ảnh của phố thị đất Thăng Long hơn hai phần ba thế kỷ.
Giờ đây, thế hệ sau chỉ còn mường tượng về di sản vang bóng đất kinh kỳ một thời qua những bức ảnh, những bài hát, vần thơ. Nhiếp ảnh gia Đức Thomas Billhardt đã ghi lại những bức ảnh tư liệu quý giá về Hà Nội và về phương tiện giao thông xưa cũ của thành phố những năm 1970.
Những con đường Quán Thánh, Kim Mã, Đinh Tiên Hoàng, Nguyễn Khuyến... trước kia tàu điện từng chạy qua, ngày nay không còn bóng dáng của phương tiện độc nhất vô nhị Hà thành năm nào. Thay vào đó, đường phố được lấp đầy bởi đủ loại phương tiện giao thông từ cá nhân đến công cộng.
Thời hiện đại, nhiều loại phương tiện giao thông mới xuất hiện, ít người nhớ hay nhắc về chuyến tàu điện năm nào. Nhiều con phố tàu từng đi qua giờ đã là phố cổ, những người gắn bó lâu năm với mảnh đất Thăng Long chỉ còn hoài niệm về thanh âm "leng keng tàu sớm khuya" trong ký ức.