1. Kiêng một số món ăn
Theo quan niệm dân gian, vào ngày đầu tháng (từ mồng 1 - mồng 10) chớ dại ăn những món này vì ăn vào thì sẽ bị hãm tài, xúi quẩy, bệnh tật lâu khỏi, mất của, không may...
Kiêng ăn thịt vịt vì người ta cho rằng, nếu ăn thịt vịt sẽ đen đủi, “tan đàn, xẻ nghé”. Thay vì sử dụng thịt vịt, người ta dùng thịt gà với ý nghĩa cát tường hơn. Giống như thịt chó, vào những ngày cuối tháng, món thịt vịt lại được xem là món ăn “giải đen”.
Kiêng ăn trứng vịt lộn vì nếu ăn thì cả tháng sẽ không được may mắn, mọi thứ đều xảy ra trái với ý mình.
Nguyên nhân của việc kiêng ăn cá mè là do chữ “mè” đi theo với chữ “mè nheo”. Nếu ăn thì cả tháng sẽ bị đen đủi, hãm tài.
Kiêng ăn mắm tôm vì ai cũng sợ gặp điều xui xẻo cả tháng.
Kiêng ăn ốc vì ăn ốc sẽ “nói mò”.
Người miền Nam kiêng ăn chuối vì chữ “chuối” nói lái đi sẽ thành “chúi” theo giọng miền Nam nghĩa là không thể ngẩng lên được.
Người miền Nam cũng kiêng tôm ngày đầu tháng vì cho rằng tôm đầu to và đi giật lùi nên khó “đầu xuôi, đuôi lọt”, do đó mọi việc sẽ khó thuận buồm, xuôi gió trong cả tháng.
Tóm lại nếu ăn những món này, bạn sẽ bị xúi quẩy, không may mắn, hãm tài cả tháng, thậm chí bị mất của, hao tổn sức khỏe.
2. Kiêng gặp gái, gặp người vía dữ
Vào buổi sáng sớm, nếu có việc phải đi xa, đi buôn bán, đi làm ăn.. thì người ta rất kỵ ra ngõ gặp đàn bà con gái hay người vía dữ, khó tính, keo kiệt. Để tránh gặp phải vía dữ, người ta sẽ hẹn với một người (có tình tình cởi mở, hay gặp may mắn) đứng đón ở ngõ khi người này đi ra thì người đón ngõ sẽ chào hỏi và chúc lên đường may mắn.
3. Kiêng ngã giá mua hàng rồi bỏ đi
Người buôn bán rất kỵ việc vào buổi sáng sớm có khách tới xem hàng, đã thỏa thuận giá cả nhưng lại không mua hàng nữa. Họ quan niệm như vậy thì trong cả ngày đó việc buôn bán sẽ gặp xúi quẩy. Để xua đuổi sự xúi quẩy này người bán hàng sẽ phải "đốt vía" bằng cách vơ vội nắm rác hay que đóm, tờ giấy... quanh đó rồi châm lửa đốt ngay trước mặt người mua hàng vô duyên đó.
4. Kiêng không nhặt tiền bạc rơi vãi trên đường
Không nhặt tiền bạc rơi vãi trên đường, vì có thể đó là tiền người ta cúng mua chuộc bọn quỷ đầu trâu mặt ngựa, nếu người nào phạm kỵ, sẽ gặp tai họa không chừng.
5. Kiêng ngã giá mua hàng rồi bỏ đi
Người buôn bán rất kỵ việc vào buổi sáng sớm có khách tới xem hàng, đã thỏa thuận giá cả nhưng lại không mua hàng nữa. Họ quan niệm như vậy thì trong cả ngày đó việc buôn bán sẽ gặp xúi quẩy. Để xua đuổi sự xúi quẩy này người bán hàng sẽ phải “đốt vía” bằng cách vơ vội nắm rác hay que đóm, tờ giấy… quanh đó rồi châm lửa đốt ngay trước mặt người mua hàng vô duyên đó.
6. Kiêng đi thăm phụ nữ đẻ
Đầu tháng mà đi thăm gái đẻ là rông "Sinh dữ tử lành", các cụ vẫn kiêng thế.
Đối với người làm ăn lớn, buôn bán: Mọi người cho rằng họ đi thăm bà đẻ thì vận may trong công việc làm ăn của họ sẽ nhanh chóng đến nên thường họ chờ cho đứa bé đầy tháng mới đến thăm.
Đối với các tài xế lái xe: Rất kiêng kỵ đi thăm gái đẻ, bởi họ quan niệm sẽ gặp nhiều vận hạn, xui rủi, làm ăn thất bát, ...
Đối với người bình thường: Cũng cho rằng đi thăm bà đẻ khi họ sinh con được đầy tháng thì mới ko bị Xui.
Đối với những người có bầu: Các cụ cho rằng, nếu bà bầu đi thăm bà đẻ thì con sẽ ganh nhau (em bé của bà đẻ và em bé trong bụng của bà bầu), rồi đến lúc bà bầu đẻ con ra nó sẽ bị Đẹn.
Thực ra, dân gian kiêng đi thăm gái đẻ trong vòng một tháng đầu không hoàn toàn là do mê tín. Trong vòng tháng đầu, cả mẹ lẫn bé đều đang rất bấy bớt, mệt mỏi, cần ngủ nhiều, cần được yên tĩnh và sạch sẽ. Nếu người đến thăm nhiều, ồn ã, bụi bậm sẽ nhiễm vào mẹ và bé, ngay cả nếu như khách bị cảm cúm, bệnh tật, sẽ càng nguy hiểm hơn.
7. Kiêng quan hệ nam nữ
Trong ngày Tết, mùng 1, ngày rằm, người phương Đông có quan niệm kiêng khem, tránh việc gần gũi nam nữ. Bởi lẽ, theo quan niệm cổ xưa, việc quan hệ nam nữ vào những ngày này sẽ dẫn đến những điều vận hạn đen đủi, không may mắn, thậm chí là đại hạn.
Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và chiêm nghiệm!