Dưới thời Tam quốc, Tào Tháo và Lưu Bị là 2 thế lực đối lập, thường xuyên xảy ra các cuộc đối đầu căng thẳng. Mỗi người đều ôm khát vọng chinh phục thiên hạ nên cố gắng chiêu mộ được nhiều nhân tài phò tá mình hoàn thành đại nghiệp.Theo các nhà nghiên cứu lịch sử, Tào Tháo và Lưu Bị từng dốc sức thu phục 3 tướng tài. Cuối cùng, phần thắng thuộc về Tào Tháo khiến Lưu Bị vô cùng tiếc nuối.Ba vị tướng mà Tào Tháo "nẫng tay trên" khiến Lưu Bị tiếc nuối là: Văn Sính, Trương Liêu và Bàng Đức. Trong đó, Văn Sính ban đầu muốn đầu quân cho Lưu Bị bởi ông từng phò tá Lưu Biểu. Lúc ấy, Lưu Bị đang nương nhờ Lưu Biểu.Khi lâm bệnh sắp chết, Lưu Biểu muốn đem Kinh Châu giao cho Lưu Bị. Thế nhưng, Lưu Bị từ chối vì không muốn làm điều bất nghĩa. Theo đó, sau khi Lưu Biểu qua đời, con trai ông là Lưu Tông lên kế vị. Về sau, Tào Tháo điều quân tiến đánh Kinh Châu. Trước quân địch hùng hậu và dũng mãnh, tướng thủ thành Kinh Châu sớm mở cổng thành đầu hàng.Trong tình huống ấy, Văn Sính rất muốn về đầu quân cho Lưu Bị nhưng ông hoàng này không có hành động gì. Theo đó, Văn Sính đầu hàng Tào Tháo. Được Tào Tháo trọng dụng, Văn Sính dẫn quân và lập được nhiều công lao, thậm chí từng đánh bại Quan Vũ ở Tầm Khẩu. Nhờ chiến công này, Văn Sính được Tào Tháo phong tước Diên Thọ Đình hầu.Tương tự, Lưu Bị bỏ lỡ một tướng tài khác vào tay Tào Tháo là Trương Liêu. Võ tướng này là bạn đồng hướng với Trương Phi và có võ nghệ cao cường, tỉ mỉ.Trương Liêu từng theo Lã Bố dự định đến đầu quân cho Lưu Bị. Thế nhưng, về sau, Lã Bố khi bị liên minh Lưu Bị - Tào Tháo đánh bại năm 198. Do đó, Trương Liêu quay sang đầu hàng Tào Tháo.Kể từ khi phò tá Tào Tháo, Trương Liêu lập được nhiều chiến công trên chiến trường giúp nhà họ Tào ngày càng vững mạnh. Trong số này, chiến thắng vang dội nhất của ông là đánh bại đại quân của Tôn Quyền trong trận Hợp Phì năm 215.Bàng Đức là võ tướng thứ ba mà Lưu Bị để lỡ vào tay Tào Tháo. Trước khi làm việc dưới trướng Tào Tháo, võ tướng này đi theo Mã Siêu. Đến năm 214, Mã Siêu bị quân của Tào Tháo đánh bại nên sau đó đầu hàng Lưu Bị.Do bị ốm và ở Hán Trung trị bệnh nên Bàng Đức bỏ lỡ cơ hội đầu quân cho Tào Tháo. Năm 215, Tào Tháo tấn công ải Dương Bình nhằm chiếm Hán Trung. Khi ấy, Trương Lỗ sai Bàng Đức dẫn quân chống lại Tào Tháo. Nhận thấy đây là tướng tài, Tào Tháo hạ lệnh bắt sống Bàng Đức và chiêu hàng thành công. Kể từ khi có Bàng Đức góp sức, thế lực của Tào Tháo ngày càng mạnh hơn.Mời độc giả xem video: Trung Quốc yêu cầu Ban giám hiệu ăn cùng học sinh. Nguồn: THDT.
Dưới thời Tam quốc, Tào Tháo và Lưu Bị là 2 thế lực đối lập, thường xuyên xảy ra các cuộc đối đầu căng thẳng. Mỗi người đều ôm khát vọng chinh phục thiên hạ nên cố gắng chiêu mộ được nhiều nhân tài phò tá mình hoàn thành đại nghiệp.
Theo các nhà nghiên cứu lịch sử, Tào Tháo và Lưu Bị từng dốc sức thu phục 3 tướng tài. Cuối cùng, phần thắng thuộc về Tào Tháo khiến Lưu Bị vô cùng tiếc nuối.
Ba vị tướng mà Tào Tháo "nẫng tay trên" khiến Lưu Bị tiếc nuối là: Văn Sính, Trương Liêu và Bàng Đức. Trong đó, Văn Sính ban đầu muốn đầu quân cho Lưu Bị bởi ông từng phò tá Lưu Biểu. Lúc ấy, Lưu Bị đang nương nhờ Lưu Biểu.
Khi lâm bệnh sắp chết, Lưu Biểu muốn đem Kinh Châu giao cho Lưu Bị. Thế nhưng, Lưu Bị từ chối vì không muốn làm điều bất nghĩa. Theo đó, sau khi Lưu Biểu qua đời, con trai ông là Lưu Tông lên kế vị. Về sau, Tào Tháo điều quân tiến đánh Kinh Châu. Trước quân địch hùng hậu và dũng mãnh, tướng thủ thành Kinh Châu sớm mở cổng thành đầu hàng.
Trong tình huống ấy, Văn Sính rất muốn về đầu quân cho Lưu Bị nhưng ông hoàng này không có hành động gì. Theo đó, Văn Sính đầu hàng Tào Tháo. Được Tào Tháo trọng dụng, Văn Sính dẫn quân và lập được nhiều công lao, thậm chí từng đánh bại Quan Vũ ở Tầm Khẩu. Nhờ chiến công này, Văn Sính được Tào Tháo phong tước Diên Thọ Đình hầu.
Tương tự, Lưu Bị bỏ lỡ một tướng tài khác vào tay Tào Tháo là Trương Liêu. Võ tướng này là bạn đồng hướng với Trương Phi và có võ nghệ cao cường, tỉ mỉ.
Trương Liêu từng theo Lã Bố dự định đến đầu quân cho Lưu Bị. Thế nhưng, về sau, Lã Bố khi bị liên minh Lưu Bị - Tào Tháo đánh bại năm 198. Do đó, Trương Liêu quay sang đầu hàng Tào Tháo.
Kể từ khi phò tá Tào Tháo, Trương Liêu lập được nhiều chiến công trên chiến trường giúp nhà họ Tào ngày càng vững mạnh. Trong số này, chiến thắng vang dội nhất của ông là đánh bại đại quân của Tôn Quyền trong trận Hợp Phì năm 215.
Bàng Đức là võ tướng thứ ba mà Lưu Bị để lỡ vào tay Tào Tháo. Trước khi làm việc dưới trướng Tào Tháo, võ tướng này đi theo Mã Siêu. Đến năm 214, Mã Siêu bị quân của Tào Tháo đánh bại nên sau đó đầu hàng Lưu Bị.
Do bị ốm và ở Hán Trung trị bệnh nên Bàng Đức bỏ lỡ cơ hội đầu quân cho Tào Tháo. Năm 215, Tào Tháo tấn công ải Dương Bình nhằm chiếm Hán Trung. Khi ấy, Trương Lỗ sai Bàng Đức dẫn quân chống lại Tào Tháo. Nhận thấy đây là tướng tài, Tào Tháo hạ lệnh bắt sống Bàng Đức và chiêu hàng thành công. Kể từ khi có Bàng Đức góp sức, thế lực của Tào Tháo ngày càng mạnh hơn.
Mời độc giả xem video: Trung Quốc yêu cầu Ban giám hiệu ăn cùng học sinh. Nguồn: THDT.