Trung Quốc cổ đại rất coi trọng tang lễ, đặc biệt là các hoàng tử và quý tộc. Họ không chỉ tổ chức lễ tang hoành tráng mà còn xây dựng những ngôi mộ khổng lồ và chôn số lượng lớnvàng bạc châu báuvới mục đích tiếp tục hưởng thụ sau khi chết.
Với việc lăng mộ xuất hiện lượng lớn vàng bạc châu báu, đã khiến nhiều người nảy sinh ý tưởng đào trộm. Đến thời kỳ Xuân Thu Chiến Quốc, nạn trộm mộ trở nên phổ biến với cái tên tiêu biểu:Tào Tháo.
Ông đã chỉ huy cướp thành công 30 hòm chứa vàng bạc tại lăng mộ Lưu Vũ, em trai hoàng đế Hán an táng trên núi Mang Đãng. Chính nhờ số của cải trộm được này, ông đủ chi phí để nuôi quân lực trong suốt ba năm.
Nạn trộm mộ bắt đầu từ thời Xuân Thu Chiến Quốc. (Ảnh: Sohu)
Thời kỳ khó khăn, triều đình hầu như không kiểm soát được nạn trộm mộ đã khiến nó nên khắc nghiệt. Cho dù quân vương đưa ra mức án tử hình cho những kẻ trộm mộ nhưng trước sự cám dỗ của vàng bạc châu báu, họ không thể khước từ.
Trình độ tay nghề của mỗi kẻ trộm khác nhau, không phải ai cũng trở thành cao thủ và thường chỉ những người làm nghề lâu năm mới có thể tìm kiếm và tìm được chính xác đường vào lăng.
Vậy trộm mộ đã làm như thế nào?
Xét theo phong tục mai táng tìm mộ cổ. Các ngôi mộ khi được an tang sẽ có quy định theo nghi thức: Trước lăng mộ hoàng đế trồng cây tùng, trước lăng mộ hoàng tử trồng cây bách và người bình thường chỉ có thể trồng cây liễu. Những kẻ trộm thường dựa vào đặc điểm này để tìm kiếm.
Nhiều năm sau, khitrộm mộtrở thành vấn nạn, vua chúa đã kỹ càng hơn trong việc chuẩn bị nơi yên nghỉ, họ không trồng cây theo phong tục trước lăng của mình. Và phương án tìm mộ thứ hai đã được áp dụng và chỉ những người hành nghề lâu năm mới có thể làm được.
Dựa vào quan sát màu sắc thảm thực vật trên mặt đất để tìm kiếm lăng mộ cổ. Nơi có mộ cổ, tốc độ tăng trưởng của thảm thực vật sẽ lớn hơn bình thường và xuất hiện các vùng cỏ màu đỏ.
Trên một mảnh đất hình thành sự khác biệt, chắc chắn người trộm lâu năm sẽ hiểu được nguyên do để từ đó xác định vị trí các lăng mộ cổ.
Khi đã thành công trong việc xác định vị trí, thì tiếp theo những kẻ trộm mộ sẽ làm gì để tìm ra lối vào lăng?
Năm 1998, khi Trương Thiếu Hiệp đào trộm mộ hoàng hậu Ai trong lăng Đường Cao Công, anh ta đã dùng phương pháp lắng nghe âm thanh trên lớp đất kín của nghĩa trang.
Một tiếng “bùm” lớn xuất hiện, qua đây anh nhận định vị trí âm thanh chính là lối vào ngôi mộ và đã thành công.