Bên hai bờ sông Đa Nhim ở thị trấn Dran, huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng, có hai khối kiến trúc bằng đá đứng sừng sững, nổi bật giữa một vùng đồng không mông quạnh.Đó chính là hai trụ cầu còn lại của cầu Dran, cây cầu nằm trên tuyến đường sắt huyền thoại một thời nối liền Phan Rang (Ninh Thuận) với Đà Lạt (Lâm Đồng).Theo các tư liệu lịch sử, đường sắt Phan Rang – Đà Lạt được lập dự án vào năm 1900, đến 1908 bắt đầu thi công, riêng đoạn có cây cầu Dran được xây dựng năm 1919, hoàn thành vào năm 1925.Có thể nói, cầu Dran là cây cầu gắn liền với sự hình thành của thành phố Đà Lạt, đồng thời là một chứng tích lịch sử quan trọng của ngành đường sắt Việt Nam.Do những điều kiện đặc thù về địa hình (nằm ở độ cao 1.600 mét) mà việc xây cầu Dran được tiến hành trong quãng thời gian khá dài với sự tham gia của các chuyên gia hàng đầu về đường sắt trên thế giới đến từ Thụy Sĩ, Pháp.Sau khi hoàn thành, cầu Dran có 3 nhịp, là một trong hai cầu cầu sắt trên toàn tuyến đường sắt Phan Rang – Đà Lạt (cầu còn lại là cầu Tân Mỹ bắc qua sông Cái tại xã Mỹ Sơn, huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận).Các chuyến tàu đã đi qua cầu Dran từ năm 1932 – 1972 và cả một thời gian ngắn sau khi Đà Lạt được giải phóng năm 1975, trước khi chính thức ngừng hoạt động cùng tuyến đường sắt Tháp Chàm – Đà Lạt.Sau đó, cầu Dran bị bỏ hoang trong nhiều thập niên và đến tháng 6/2004 được tiến hành tháo dỡ.Những gì còn lại của cây cầu trăm tuổi giờ đây là hai trụ cầu soi bóng xuống dòng sông Đa Nhim.Cách trụ cầu phía Tây không xa, phần mố cầu xây bằng đá chẻ vẫn còn dấu tích.Vào cuối tháng 9/2018, dự án khôi phục tuyến đường sắt Phan Rang - Đà Lạt đã được đề xuất. Nếu dự án này được phê duyệt, hi vọng rằng cầu Dran sẽ được hồi sinh vào một ngày không xa.Mời quý độc giả xem video: Nghe ca khúc Việt Nam quê hương tôi.
Bên hai bờ sông Đa Nhim ở thị trấn Dran, huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng, có hai khối kiến trúc bằng đá đứng sừng sững, nổi bật giữa một vùng đồng không mông quạnh.
Đó chính là hai trụ cầu còn lại của cầu Dran, cây cầu nằm trên tuyến đường sắt huyền thoại một thời nối liền Phan Rang (Ninh Thuận) với Đà Lạt (Lâm Đồng).
Theo các tư liệu lịch sử, đường sắt Phan Rang – Đà Lạt được lập dự án vào năm 1900, đến 1908 bắt đầu thi công, riêng đoạn có cây cầu Dran được xây dựng năm 1919, hoàn thành vào năm 1925.
Có thể nói, cầu Dran là cây cầu gắn liền với sự hình thành của thành phố Đà Lạt, đồng thời là một chứng tích lịch sử quan trọng của ngành đường sắt Việt Nam.
Do những điều kiện đặc thù về địa hình (nằm ở độ cao 1.600 mét) mà việc xây cầu Dran được tiến hành trong quãng thời gian khá dài với sự tham gia của các chuyên gia hàng đầu về đường sắt trên thế giới đến từ Thụy Sĩ, Pháp.
Sau khi hoàn thành, cầu Dran có 3 nhịp, là một trong hai cầu cầu sắt trên toàn tuyến đường sắt Phan Rang – Đà Lạt (cầu còn lại là cầu Tân Mỹ bắc qua sông Cái tại xã Mỹ Sơn, huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận).
Các chuyến tàu đã đi qua cầu Dran từ năm 1932 – 1972 và cả một thời gian ngắn sau khi Đà Lạt được giải phóng năm 1975, trước khi chính thức ngừng hoạt động cùng tuyến đường sắt Tháp Chàm – Đà Lạt.
Sau đó, cầu Dran bị bỏ hoang trong nhiều thập niên và đến tháng 6/2004 được tiến hành tháo dỡ.
Những gì còn lại của cây cầu trăm tuổi giờ đây là hai trụ cầu soi bóng xuống dòng sông Đa Nhim.
Cách trụ cầu phía Tây không xa, phần mố cầu xây bằng đá chẻ vẫn còn dấu tích.
Vào cuối tháng 9/2018, dự án khôi phục tuyến đường sắt Phan Rang - Đà Lạt đã được đề xuất. Nếu dự án này được phê duyệt, hi vọng rằng cầu Dran sẽ được hồi sinh vào một ngày không xa.
Mời quý độc giả xem video: Nghe ca khúc Việt Nam quê hương tôi.