Sau khi Tần Thủy Hoàng thống nhất sáu nước, mặc dù ông đã làm một việc mang ý nghĩa to lớn là tu sửa Trường thành, nhưng ngoài việc này ra, Tần Thủy Hoàng cũng làm nhiều chuyện sai lầm, ví dụ như, vào những năm cuối đời, Tần Thủy Hoàng trở thành một người thích ăn chơi hưởng lạc, vì vui thú cá nhân mà không hề thương tiếc sức người, sức của của dân cư bách tính.
Đầu tiên, Tần Thủy Hoàng vì hưởng lạc mà cho tu sửa lâu đài cung điện, trong "Sử ký" có ghi chép rằng, khi ấy, sáu phần sức lao động trong xã hội bị Tần Thủy Hoàng đem đi lao dịch. Cùng lúc ấy, Tần Thủy Hoàng còn khai chiến với Hung Nô, có nghĩa là ngoài các trai tráng bị đem đi lao dịch, còn cả những trai tráng phải đi quân dịch, tham gia tòng quân.
Mà Tần Thủy Hoàng khi ấy vẫn cảm thấy tài nguyên quốc gia vẫn giàu có, cho nên ông còn lãng phí một lượng lớn sức người và của cải xã hội vào việc chế thuốc trường sinh bất lão cho bản thân.
Điều nực cười nhất là, Tần Thủy Hoàng vì tu tiên, thậm chí còn đem toàn bộ quyền lực chính trị giao cho cận thần Triệu Cao. theo ghi chép trong "Sử ký", vào những năm cuối đời của Tần Thủy Hoàng, ông ta tự xây cho bản thân một mê cung rồi trốn ở trong ấy.
Còn về nguyên nhân tu sửa mê cung, cũng là vì Tần Thủy Hoàng nghe đồn rằng các vị thần tiên thích gặp người ở những nơi yên tĩnh vắng lặng, cho nên Tần Thủy Hoàng đã lệnh xây mê cung, vì cho rằng mê cung là nơi yên tĩnh vắng vẻ. Việc này khiến cho nhiều vị đại thần muốn tìm gặp Tần Thủy Hoàng đều không tìm được người.
Tất nhiên, Tần Thủy Hoàng cũng nhận ra việc mình không gặp các vị đại thần một thời gian dài là không được, cho nên ông thường thông qua quan cận thần của mình là Triệu Cao để liên hệ với các vị đại thần, cứ như thế, cả triều đình chỉ có mình Triệu Cao biết được tung tích của Tần Thủy Hoàng.
Hơn thế, Tần Thủy Hoàng cuối đời còn bởi vì quá lạm dụng đan dược mà sinh ra triệu chứng ngu ngơ, lú lẫn tuổi già, điển hình nhất là có rất ít người biết được di chiếu Tần Thủy Hoàng lưu lại trước lúc băng hà, đồng thời, về mặt thiết lập chế độ lại tạo cơ hội cho Triệu Cao, Lí Tư dễ dàng sửa đổi di chiếu.
Điều này cho thấy rõ rằng, Tần Thủy Hoàng những năm cuối đời chỉ còn lại danh mà không có thực, dù cho người vẫn còn sống nhưng trên thực tế có thể coi là đã chết rồi.
Các tư liệu lịch sử, các triều đại khi nhắc đến chính sách của nhà Tần, đều luôn dùng từ "Bạo Tần", chính bởi vì sự tàn bạo của nhà Tần có thể coi là vô tiền khoáng hậu, trước nay chưa từng có trong lịch sử.
Thậm chí, chính quyền phát xít sau này, khi so sánh với nhà Tần còn phải chịu thua, cho nên, khi Trần Thắng phát động cuộc khởi nghĩa nông dân có nói một câu rằng: "Thiên hạ khổ vì Tần nhiều rồi", ý là, bách tính trong thiên hạ đã bị Tần Thủy Hoàng làm khổ thảm lắm rồi.
3. Lòng dân căm phẫn, ruồng bỏ
Giả Nghị - một học giả nhà Hán đã từng miêu tả một cảnh tượng trong cuốn "Quá Tần luận" như sau: Bách tính trăm họ trong thiên hạ sau khi nghe tin Trần Thắng, Ngô Quảng lập quân chống lại Tần Thủy Hoàng thì hăng hái tham gia nghĩa quân khởi nghĩa, hi vọng sớm ngày lật đổ chính quyền nhà Tần.
Trên thực tế, quân đội nhà Tần cũng đã nhiều lần trấn áp quân khởi nghĩa của Trần Thắng, Ngô Quảng, đánh tan quân của bọn họ, nhưng bất kể có đánh tan bao nhiêu lần, quân khởi nghĩa vẫn tiếp tục nổi dậy đấu tranh, việc như thế này về sau cũng từng xảy ra lần nữa trong lịch sử Trung Hoa.
Ấy là vào thời Minh, Hoàng đế Sùng Trinh khi đưa binh trấn áp quân khởi nghĩa của Lý Tự Thành cũng đã xảy ra việc tương tự, điều này cho thấy rõ rằng, tài lãnh đạo của Trần Thắng tuy có kém cỏi, nhưng bách tính trăm họ đều rất căm phẫn nhà Tần, cho nên họ dù hi sinh tính mạng bản thân cũng muốn lật đổ nhà Tần.
Dưới tình cảnh như thế, cho dù nhà Tần có một vị quân vương anh minh tài cán, cũng chỉ có thể bảo vệ được Hàm Cốc quan, quay lại cục diện trước khi nhà Tần thống nhất sáu nước, còn việc muốn tiếp tục thống trị lãnh thổ sáu nước e là khó có ai có thể làm được.
Trên thực tế, chính quyền nhà Tần cũng đối xử vô cùng hà khắc, cay nghiệt với chính các quan lại đại thần trong triều, cho nên về sau, nhiều vị đại tướng nhà Tần lựa chọn đầu hàng, làm phản, ví dụ như tướng Chương Hàm, xét từ góc độ này, thời nhà Tần dưới thời Tần Nhị Thế đã rơi vào tình cảnh như chuột chạy đầu đường, người người đòi đánh.
4. Giả sử như Tần Thủy Hoàng còn tại vị
Giống như phần đầu đã nêu, thực ra, chúng ta không cần quá phải thần thánh hóa tài năng của Tần Thủy Hoàng, tức là cho dù Tần Thủy Hoàng vẫn còn sống đến ngày khởi nghĩa nông dân nổ ra, một mình ông cũng không thể làm thay đổi điều gì, bởi vì Tần Thủy Hoàng những năm cuối đời đã rơi vào cảnh ngu ngơ lú lẫn tuổi già.
Điều này có nghĩa là, người cai trị nhà Tần dù có là Tần Thủy Hoàng hay Tần Nhị Thế thì cũng vậy, đến cuối cùng cũng sẽ rơi vào cảnh Triệu Cao lộng quyền, mà kết cục của việc Triệu Cao lộng quyền ấy chính là nhà Tần diệt vong.
Cho nên tổng hợp tất cả các yếu tố: Nếu như Tần Thủy Hoàng chết muộn vài năm, kết cục mang tính khả thi nhất là, Tần Thủy Hoàng bị quân khởi nghĩa nông dân sáu nước bắt sống, giải lên đoạn đầu đài.
Chúng ta ngày nay khi nhắc đến Tần Thủy Hoàng đều hết lời ca ngợi ông là vị Hoàng đế ngàn năm có một, nhưng dưới sự thống trị của vị Hoàng đế ngàn năm có một ấy, thiên hạ có biết bao người đã rơi vào cảnh tan cửa nát nhà, mất đi tính mạng.