Nằm ở phường Thủy Xuân của thành phố Huế, lăng vua Tự Đức được coi là một kiệt tác kiến trúc của Cố đô Huế. Phía sau vẻ đẹp mê đắm lòng người của khu lăng mộ này là một câu chuyện thảm khốc gắn với bi kịch cuộc đời vị vua thứ tư nhà Nguyễn.Tự Đức là một ông vua bất hạnh. Ông là một người nho nhã, hiền lành, yêu nước thương dân, nhưng thể chất yếu đuối, tinh thần bi quan. Làm vua trong bối cảnh bên ngoài giặc ngoại xâm tấn công, bên trong nội tình rối ren, ông đã cho xây lăng tẩm của mình như một nơi để trốn tránh thực tại.Vốn là một người có học vấn uyên thâm, một thi sĩ có tâm hồn lãng tử, vua Tự Đức đã ấp ủ ý tưởng về nơi an nghỉ đẹp như một bài thơ với những công trình hoa mỹ hòa quyện với rừng thông xanh và hồ nước trong veo.Lăng được khởi công xây dựng vào năm 1864 với 5 vạn binh lính tham gia. Khi mới khởi công xây dựng, vua lấy tên Vạn Niên Cơ đặt cho công trình với mong muốn cơ đồ được trường tồn. Nhưng điều đó chỉ là khúc mở màn tươi sáng của một vở kịch buồn thảm.Để xây dựng lăng cho kịp tiến độ dự định (6 năm), vô vàn dân phu, thợ thuyền phải lao động quần quật làm từ tảng sáng đến canh một. Trong khi đó, đời sống của họ vô cùng khó khăn: ăn không đủ no, quần áo rách nát, thường xuyên bị quan quân cho roi vọt bầm tím da thịt.Cảnh lao động khổ sai ấy gây nên sự căm phẫn trong lòng dân chúng, trong dân gian xuất hiện câu ca chua xót nói về công trình của vua Tự Đức như sau: “Vạn niên là vạn niên nào/ Thành xây xương lính, đào hào máu dân”.Sau hai năm xây dựng, vì không chịu nổi áp bức nên những người xây dựng lăng nổi dậy dưới sự dẫn dắt của anh em Đoàn Hữu Trưng, sử sách gọi là loạn Chày Vôi. Có tên gọi như vậy là do những người thợ này dùng chày đập vôi làm khí giới để tiến vào kinh đô Huế.Với thế lực như triều dâng, quân nổi loạn tiến vào khu vực Hoàng thành theo ba cửa Chương Đức, Hiển Nhơn, Hòa Bình, uy hiếp nghiêm trọng triều đình. Nhưng cuối cùng cuộc nổi loạn cũng thất bại và bị dìm trong biển máu.Biến động này là một cú sốc tâm lý rất lớn với vua Tự Đức. Ông nhận ra rằng công cuộc xây dựng lăng mộ của mình là quá phù phiếm xa hoa, là một lỗi lầm lớn của người làm vua trước thần dân. Để xoa dịu sự phẫn uất trong nhân dân, viết bài biểu trần tình để tạ tội.Để thể hiện sự ăn năn của mình, vua cho đổi tên Vạn Niên cơ thành Khiêm Cung. Chữ “Khiêm” ở đây có nghĩa là cung kính/ nhún nhường, một đức tính được các nhà Nho coi trọng. Và mọi công trình lớn nhỏ trong lăng đều được mang chữ “Khiêm”.Đến năm 1873, Khiêm Cung hoàn thành. Vua Tự Đức sẽ còn sống thêm 10 năm nữa. Nhưng có lẽ vua không thể hưởng thụ cõi mộng nơi trần thế của mình một cách hoàn toàn an lạc. Là người hay ưu tư, nỗi ám ảnh từ biến cố đẫm máu năm xưa hẳn vẫn còn khiến vua trăn trở đến cuối đời.Sau khi vua Tự Đức băng hà, Khiêm Cung được đổi tên thành Khiêm Lăng. Ngày nay, khu lăng mộ này là một địa điểm thu hút khách bậc nhất Cố đô Huế. Ghé thăm nơi đây, có ai còn cảm nhận được niềm u uất của vị vua thi sĩ như vẫn còn phảng phất?...Mời quý độc giả xem clip: Các địa điểm du lịch được ưa thích ở Cố đô Huế.
Nằm ở phường Thủy Xuân của thành phố Huế, lăng vua Tự Đức được coi là một kiệt tác kiến trúc của Cố đô Huế. Phía sau vẻ đẹp mê đắm lòng người của khu lăng mộ này là một câu chuyện thảm khốc gắn với bi kịch cuộc đời vị vua thứ tư nhà Nguyễn.
Tự Đức là một ông vua bất hạnh. Ông là một người nho nhã, hiền lành, yêu nước thương dân, nhưng thể chất yếu đuối, tinh thần bi quan. Làm vua trong bối cảnh bên ngoài giặc ngoại xâm tấn công, bên trong nội tình rối ren, ông đã cho xây lăng tẩm của mình như một nơi để trốn tránh thực tại.
Vốn là một người có học vấn uyên thâm, một thi sĩ có tâm hồn lãng tử, vua Tự Đức đã ấp ủ ý tưởng về nơi an nghỉ đẹp như một bài thơ với những công trình hoa mỹ hòa quyện với rừng thông xanh và hồ nước trong veo.
Lăng được khởi công xây dựng vào năm 1864 với 5 vạn binh lính tham gia. Khi mới khởi công xây dựng, vua lấy tên Vạn Niên Cơ đặt cho công trình với mong muốn cơ đồ được trường tồn. Nhưng điều đó chỉ là khúc mở màn tươi sáng của một vở kịch buồn thảm.
Để xây dựng lăng cho kịp tiến độ dự định (6 năm), vô vàn dân phu, thợ thuyền phải lao động quần quật làm từ tảng sáng đến canh một. Trong khi đó, đời sống của họ vô cùng khó khăn: ăn không đủ no, quần áo rách nát, thường xuyên bị quan quân cho roi vọt bầm tím da thịt.
Cảnh lao động khổ sai ấy gây nên sự căm phẫn trong lòng dân chúng, trong dân gian xuất hiện câu ca chua xót nói về công trình của vua Tự Đức như sau: “Vạn niên là vạn niên nào/ Thành xây xương lính, đào hào máu dân”.
Sau hai năm xây dựng, vì không chịu nổi áp bức nên những người xây dựng lăng nổi dậy dưới sự dẫn dắt của anh em Đoàn Hữu Trưng, sử sách gọi là loạn Chày Vôi. Có tên gọi như vậy là do những người thợ này dùng chày đập vôi làm khí giới để tiến vào kinh đô Huế.
Với thế lực như triều dâng, quân nổi loạn tiến vào khu vực Hoàng thành theo ba cửa Chương Đức, Hiển Nhơn, Hòa Bình, uy hiếp nghiêm trọng triều đình. Nhưng cuối cùng cuộc nổi loạn cũng thất bại và bị dìm trong biển máu.
Biến động này là một cú sốc tâm lý rất lớn với vua Tự Đức. Ông nhận ra rằng công cuộc xây dựng lăng mộ của mình là quá phù phiếm xa hoa, là một lỗi lầm lớn của người làm vua trước thần dân. Để xoa dịu sự phẫn uất trong nhân dân, viết bài biểu trần tình để tạ tội.
Để thể hiện sự ăn năn của mình, vua cho đổi tên Vạn Niên cơ thành Khiêm Cung. Chữ “Khiêm” ở đây có nghĩa là cung kính/ nhún nhường, một đức tính được các nhà Nho coi trọng. Và mọi công trình lớn nhỏ trong lăng đều được mang chữ “Khiêm”.
Đến năm 1873, Khiêm Cung hoàn thành. Vua Tự Đức sẽ còn sống thêm 10 năm nữa. Nhưng có lẽ vua không thể hưởng thụ cõi mộng nơi trần thế của mình một cách hoàn toàn an lạc. Là người hay ưu tư, nỗi ám ảnh từ biến cố đẫm máu năm xưa hẳn vẫn còn khiến vua trăn trở đến cuối đời.
Sau khi vua Tự Đức băng hà, Khiêm Cung được đổi tên thành Khiêm Lăng. Ngày nay, khu lăng mộ này là một địa điểm thu hút khách bậc nhất Cố đô Huế. Ghé thăm nơi đây, có ai còn cảm nhận được niềm u uất của vị vua thi sĩ như vẫn còn phảng phất?...
Mời quý độc giả xem clip: Các địa điểm du lịch được ưa thích ở Cố đô Huế.