Nằm ở xã Hành Tín Đông, huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi, làng cổ Thiên Xuân là di tích của một ngôi làng có tuổi đời nhiều thế kỷ, nổi tiếng với các kiến trúc bằng đá độc đáo.Công trình đáng chú ý nhất của ngôi làng này là hệ thống thành đá cổ bao bọc quanh làng với chu vi lên đến hàng cây số.Hệ thống thành này có mặt rộng 1 mét, cao từ 2,5 mét đến 3 mét, được gắn kết bắng các tảng đá chồng đá lên nhau một cách khéo léo, không hề dùng vôi vữa nhưng vẫn rất vững chãi.Do nằm trên địa hình đồi núi, mặt ngoài thành không có hào mà được tre gai dày đặc làm vật cản. Theo thời gian, những bụi tre này phần lớn đã không còn.Theo đánh giá của các nhà nghiên cứu, dạng thành lũy đá này rất hiệu quả trong chiến đấu và bảo vệ tài sản con người, ngăn chặn sự tấn công xâm nhập của các loài thú rừng hung dữ cũng như sự tấn công của các lực lượng thù địch.Cách xếp đá xây dựng và quy mô của tòa thành cho thấy tài năng cũng như nỗ lực phi thường của những người buổi đầu đi khai hoang lập ấp.Các dấu tích còn lại trong tòa thành cho thấy đây từng là nơi sinh sống của hơn 40 hộ dân với đầy đủ các thiết chế của ngôi làng cách nay mấy trăm năm.Qua các hiện vật sau đào thám sát ở hiện trường, có khả năng làng được hình thành vào thế kỷ 15. Những cư dân Việt đến đây khẩn hoang lập làng dưới triều đại Hồ Quý Ly.Sau sự kiện vua Chămpa tiến quân chiếm lại Chiêm Động và Cổ Lũy Động nhân lúc quân Minh xâm lược nước Việt, những cư dân gốc xứ Thanh Nghệ có thể đã bị kẹt lại ở đây và lập làng cố thủ ở vùng đất bán sơn địa này.Sau năm 1945, một trận dịch bệnh lớn đã xảy ra khiến nhiều người trong làng cổ Thiên Xuân bị chết. Những người sống sót phải di chuyển xuống vị trí mới cách đó không xa.Sau nhiều thập niên bị bỏ hoang, tòa thành đá đã bị rừng rậm bao phủ.Đến thời điểm hiện tại, một số đoạn tường thành đã bị sụp lở do tác động của thiên nhiên cũng như hoạt động của con người...Một số hình ảnh khác về hệ thống thành đá ở làng cổ Thiên Xuân.Mời quý độc giả xem Video: Ca khúc Việt nam quê hương tôi.
Nằm ở xã Hành Tín Đông, huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi, làng cổ Thiên Xuân là di tích của một ngôi làng có tuổi đời nhiều thế kỷ, nổi tiếng với các kiến trúc bằng đá độc đáo.
Công trình đáng chú ý nhất của ngôi làng này là hệ thống thành đá cổ bao bọc quanh làng với chu vi lên đến hàng cây số.
Hệ thống thành này có mặt rộng 1 mét, cao từ 2,5 mét đến 3 mét, được gắn kết bắng các tảng đá chồng đá lên nhau một cách khéo léo, không hề dùng vôi vữa nhưng vẫn rất vững chãi.
Do nằm trên địa hình đồi núi, mặt ngoài thành không có hào mà được tre gai dày đặc làm vật cản. Theo thời gian, những bụi tre này phần lớn đã không còn.
Theo đánh giá của các nhà nghiên cứu, dạng thành lũy đá này rất hiệu quả trong chiến đấu và bảo vệ tài sản con người, ngăn chặn sự tấn công xâm nhập của các loài thú rừng hung dữ cũng như sự tấn công của các lực lượng thù địch.
Cách xếp đá xây dựng và quy mô của tòa thành cho thấy tài năng cũng như nỗ lực phi thường của những người buổi đầu đi khai hoang lập ấp.
Các dấu tích còn lại trong tòa thành cho thấy đây từng là nơi sinh sống của hơn 40 hộ dân với đầy đủ các thiết chế của ngôi làng cách nay mấy trăm năm.
Qua các hiện vật sau đào thám sát ở hiện trường, có khả năng làng được hình thành vào thế kỷ 15. Những cư dân Việt đến đây khẩn hoang lập làng dưới triều đại Hồ Quý Ly.
Sau sự kiện vua Chămpa tiến quân chiếm lại Chiêm Động và Cổ Lũy Động nhân lúc quân Minh xâm lược nước Việt, những cư dân gốc xứ Thanh Nghệ có thể đã bị kẹt lại ở đây và lập làng cố thủ ở vùng đất bán sơn địa này.
Sau năm 1945, một trận dịch bệnh lớn đã xảy ra khiến nhiều người trong làng cổ Thiên Xuân bị chết. Những người sống sót phải di chuyển xuống vị trí mới cách đó không xa.
Sau nhiều thập niên bị bỏ hoang, tòa thành đá đã bị rừng rậm bao phủ.
Đến thời điểm hiện tại, một số đoạn tường thành đã bị sụp lở do tác động của thiên nhiên cũng như hoạt động của con người...
Một số hình ảnh khác về hệ thống thành đá ở làng cổ Thiên Xuân.
Mời quý độc giả xem Video: Ca khúc Việt nam quê hương tôi.