Khu vực phường Tam Thanh, thành phố Lạng Sơn ngày nay vẫn còn lưu giữ một tòa thành cổ độc đáo được xây dựng thời kỳ nhà Mạc cai trị vùng đất này. Công trình này gồm 2 đoạn tường thành song song với nhau, bắc qua 2 hẻm núi. Các đoạn tường thành dài khoảng 300m, mặt thành rộng khoảng 1m, được xây bằng những khối đá lớn. Trên tường thành có trổ các lỗ châu mai.Theo những tư liệu thì thành là một căn cứ quân sự hiểm yếu chắn con đường độc đạo nối từ Ải Bắc xuống phía Nam do Mạc Kính Cung cho xây dựng vào thế kỷ 16 trong cuộc đối đầu với quân Lê - Trịnh. Có giả thuyết cho rằng tòa thành này còn có vai trò như một "đấu đong quân". Quân lính được đưa về đây, cứ đầy lòng "đấu" thì sẽ biết số quân là bao nhiêu.Tuy quy mô không lớn so với nhiều tòa thành cổ khác, nhưng tòa thành ở Lạng Sơn là một trong những công trình nguyên vẹn nhất của nhà Mạc còn tồn tại đến nay.Bên cạnh thành nhà Mạc ở Lạng Sơn, thành nhà Mạc ở TP Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang cũng là một trong những di tích quý giá còn lại của thời kỳ nhà Mạc trong lịch sử Việt Nam. Được nhà Mạc dựng từ cuối thế kỷ 16 trong thời chiến tranh Lê Mạc, thành cấu trúc theo kiểu hình vuông, mỗi bề tường dài 275 m. Ở giữa mỗi mặt thành có một cổng vòm bán nguyệt.Gạch xây thành là loại gạch có kích thước lớn, làm bằng thứ đất có nhiều quặng sắt rất rắn - đặc trưng của kiểu gạch thời Lê. Đến đầu đời nhà Nguyễn, thành được sửa chữa, gia cố thêm bằng loại gạch nhỏ. Trong quá khứ, tòa thành là nơi diễn ra những cuộc giao tranh quyết liệt giật giữa quân đội nhà Lê và nhà Mạc mỗi khi các vua Mạc từ Cao Bằng đánh xuống Thăng Long.Do những biến động lịch sử mà hiện nay thành chỉ còn lại một số công trình khi xưa, gồm hai cổng thành phía Tây và phía Nam và một đoạn tường thành dài chưa đến 100m.Thành Bản Phủ (còn gọi là thành Tam Vạn, thành Ba Vạn hay thành Sam Mứn) là một tòa thành cổ nằm giữa cánh đồng Mường Thanh, nay thuộc xã Noọng Hẹt, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên Phủ. Tòa thành được lãnh tụ khởi nghĩa Hoàng Công Chất xây dựng ở châu Ninh Biên, phủ An Tây làm thủ phủ cho nghĩa quân vào những năm 1758 - 1762.Thành rộng hơn 80 mẫu, dựa lưng vào sông Nậm Rốm; chân thành rộng 15m, mặt thành rộng 5m, cao 15m; tường thành đắp bằng đất; trồng 3 vạn gốc tre gai đem từ miền Tây Thanh Hóa lên; hào sâu rộng 4-5 thước. Thành có 4 cửa: tiền, hậu, tả, hữu. Mỗi cửa có đồn cao và vọng gác... Tương truyền, trên mặt thành ngựa, voi có thể đi lại được.Tòa thành này là chứng tích ghi dấu mốc lịch sử về công cuộc đánh đuổi ngoại xâm, giải phóng Mường Thanh do tướng Hoàng Công Chất lãnh đạo vào thế kỷ 18.Trên cung đường Hạnh Phúc thuộc địa phận xã Cán Tỷ, huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang ngày nay vẫn tồn tại một công trình quân sự cổ độc đáo. Đó là thành cổ Cán Tỷ, một công trình quân sự đã có gần 130 năm tuổi đời.Thành Cán Tỷ được quân đội Pháp xây dựng ngay từ những ngày đầu chiếm đóng Hà Giang (1887). Tòa thành gồm hai bức tường thành xây bằng đá hộc, có bề dày gần 1m, nằm đối diện với nhau qua đôi bờ sông Miện. Dọc tường thành còn có một hệ thống lô cốt được xây dựng rất kiên cố.Nằm ở một vị trí rất hiểm yếu, tòa thành giúp quân Pháp án ngữ hẻm vực sông Miện với con đường huyết mạch của khu vực biên giới Việt - Trung. Trải qua một thế kỷ, công trình đã đổ nát khá nhiều nhưng vẫn giữ được những cấu trúc chính.
Khu vực phường Tam Thanh, thành phố Lạng Sơn ngày nay vẫn còn lưu giữ một tòa thành cổ độc đáo được xây dựng thời kỳ nhà Mạc cai trị vùng đất này. Công trình này gồm 2 đoạn tường thành song song với nhau, bắc qua 2 hẻm núi. Các đoạn tường thành dài khoảng 300m, mặt thành rộng khoảng 1m, được xây bằng những khối đá lớn. Trên tường thành có trổ các lỗ châu mai.
Theo những tư liệu thì thành là một căn cứ quân sự hiểm yếu chắn con đường độc đạo nối từ Ải Bắc xuống phía Nam do Mạc Kính Cung cho xây dựng vào thế kỷ 16 trong cuộc đối đầu với quân Lê - Trịnh. Có giả thuyết cho rằng tòa thành này còn có vai trò như một "đấu đong quân". Quân lính được đưa về đây, cứ đầy lòng "đấu" thì sẽ biết số quân là bao nhiêu.
Tuy quy mô không lớn so với nhiều tòa thành cổ khác, nhưng tòa thành ở Lạng Sơn là một trong những công trình nguyên vẹn nhất của nhà Mạc còn tồn tại đến nay.
Bên cạnh thành nhà Mạc ở Lạng Sơn, thành nhà Mạc ở TP Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang cũng là một trong những di tích quý giá còn lại của thời kỳ nhà Mạc trong lịch sử Việt Nam. Được nhà Mạc dựng từ cuối thế kỷ 16 trong thời chiến tranh Lê Mạc, thành cấu trúc theo kiểu hình vuông, mỗi bề tường dài 275 m. Ở giữa mỗi mặt thành có một cổng vòm bán nguyệt.
Gạch xây thành là loại gạch có kích thước lớn, làm bằng thứ đất có nhiều quặng sắt rất rắn - đặc trưng của kiểu gạch thời Lê. Đến đầu đời nhà Nguyễn, thành được sửa chữa, gia cố thêm bằng loại gạch nhỏ. Trong quá khứ, tòa thành là nơi diễn ra những cuộc giao tranh quyết liệt giật giữa quân đội nhà Lê và nhà Mạc mỗi khi các vua Mạc từ Cao Bằng đánh xuống Thăng Long.
Do những biến động lịch sử mà hiện nay thành chỉ còn lại một số công trình khi xưa, gồm hai cổng thành phía Tây và phía Nam và một đoạn tường thành dài chưa đến 100m.
Thành Bản Phủ (còn gọi là thành Tam Vạn, thành Ba Vạn hay thành Sam Mứn) là một tòa thành cổ nằm giữa cánh đồng Mường Thanh, nay thuộc xã Noọng Hẹt, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên Phủ. Tòa thành được lãnh tụ khởi nghĩa Hoàng Công Chất xây dựng ở châu Ninh Biên, phủ An Tây làm thủ phủ cho nghĩa quân vào những năm 1758 - 1762.
Thành rộng hơn 80 mẫu, dựa lưng vào sông Nậm Rốm; chân thành rộng 15m, mặt thành rộng 5m, cao 15m; tường thành đắp bằng đất; trồng 3 vạn gốc tre gai đem từ miền Tây Thanh Hóa lên; hào sâu rộng 4-5 thước. Thành có 4 cửa: tiền, hậu, tả, hữu. Mỗi cửa có đồn cao và vọng gác... Tương truyền, trên mặt thành ngựa, voi có thể đi lại được.
Tòa thành này là chứng tích ghi dấu mốc lịch sử về công cuộc đánh đuổi ngoại xâm, giải phóng Mường Thanh do tướng Hoàng Công Chất lãnh đạo vào thế kỷ 18.
Trên cung đường Hạnh Phúc thuộc địa phận xã Cán Tỷ, huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang ngày nay vẫn tồn tại một công trình quân sự cổ độc đáo. Đó là thành cổ Cán Tỷ, một công trình quân sự đã có gần 130 năm tuổi đời.
Thành Cán Tỷ được quân đội Pháp xây dựng ngay từ những ngày đầu chiếm đóng Hà Giang (1887). Tòa thành gồm hai bức tường thành xây bằng đá hộc, có bề dày gần 1m, nằm đối diện với nhau qua đôi bờ sông Miện. Dọc tường thành còn có một hệ thống lô cốt được xây dựng rất kiên cố.
Nằm ở một vị trí rất hiểm yếu, tòa thành giúp quân Pháp án ngữ hẻm vực sông Miện với con đường huyết mạch của khu vực biên giới Việt - Trung. Trải qua một thế kỷ, công trình đã đổ nát khá nhiều nhưng vẫn giữ được những cấu trúc chính.