1. Có lịch sử hình thành từ thế kỷ 11, chùa Bổ Đà (Xã Tiên Sơn, huyện Việt Yên, Bắc Giang) là ngôi chùa cổ mang nhiều nét kiến trúc độc đáo mà không ngôi chùa nào khác có được. Nét đặc biệt nhất trong kiến trúc ngôi chùa này là việc sử dụng các vật liệu hiếm thấy, nổi bật là vật liệu đất.Các bức tường, cổng và một số công trình khác của chùa Bổ Đà được xây dựng hoàn toàn bằng đất nện theo lối trình tường của đống bào một số dân tộc vùng núi phía Bắc. Dãy tường đất bao quanh chùa có tổng chiều dài hàng trăm mét, cao gần hai mét, dày chừng nửa mét, được xây dựng rất kỳ công.Để xây tường, các khuôn gỗ dày sẽ được dựng để đổ đất sét được trộn với rơm rạ, sỏi đá, nước vào trong. Hỗn hợp vật liệu này sẽ được giã nhuyễn và để cứng lại thì mới dỡ khuôn. Sau khi khô hoàn toàn, các bức tường sẽ trở nên rắn như đá, có thể đứng vững cả trăm năm.Một vật liệu độc đáo khác là tiểu sành, được dùng để xây dựng một số bức tường bên trong chùa. Đây là cách thức xây dựng học từ làng Thổ Hà, một làng nghề sản xuất chum vại, tiểu sành cách chùa không xa.2. Nằm trên đường 3/4, TP Cam Ranh, Khánh Hòa, chùa Từ Vân hay còn được gọi với tên chùa Ốc, được xây dựng từ năm 1968. Đúng như tên gọi, nhiều công trình của chùa được xây dựng từ vỏ ốc, sò và san hô.Công trình nổi bật nhất của chùa Từ Vân là tháp Bảo Tích. Tháp cao khoảng 20 mét, gồm 2 tầng, do các chư tăng trong chùa tự tay thiết kế, xây dựng từ năm 1995. Phần cốt của tòa tháp xây hoàn toàn bằng đá san hô. Do xây hoàn toàn theo phương pháp thủ công, phát mất 4 năm tháp Bảo Tích mới được xây xong.Bên cạnh tháp Bảo Tích, chùa Từ Vân còn được biết đến với "18 tầng địa ngục". Đây là một hệ thống đường hầm dài 550 mét, được ngăn ra thành 18 phần, tương ứng 18 tầng địa ngục theo quan niệm Phật giáo. Toàn bộ vách hầm được ốp đá san hô và các loại vỏ sò ốc.Các bồn cây trong sân chùa Từ Vân đa phần được ghép từ đá san hô, đem lại một phong vị biển cả quyến rũ cho không gian kiến trúc của ngôi chùa này.3. Tọa lạc tại thôn Phước Sơn, xã Đức Hạnh, huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước, chùa Đức Hạnh có thể coi là ngôi chùa có cổng tam quan lạ nhất Việt Nam. Cổng tam quan này cao 5m, rộng 10m, kết cấu bằng 8 thanh đá khối được ráp vào nhau bằng mộng, giống như gỗ. Đây đều là loại đá khối tự nhiên nguyên thủy.Ở thanh đá nằm ngang trên cùng, mặt trước khắc dòng chữ "Giáo hội Phật giáo Việt Nam", mặt sau khắc dòng chữ "Phật lịch 2552" dài 3m, rộng 0,60m, nặng gần 4 tấn. Thanh đá nằm ngang thứ 2, mặt trước khắc dòng chữ "Chùa Đức Hạnh", mặt sau là dòng chữ "Phước Huệ song tự", dài 5m, rộng 0,60m, nặng gần 8 tấn.2 thanh đá trụ, mỗi thanh cao 4,7m, rộng 0,80m, nặng trên 7 tấn. Ngoài cổng chính còn có hai cổng phụ, mỗi cổng cao 2,3m, rộng lọt lòng 1,7m, gồm 4 thanh đá trụ, mỗi thanh cao 2,3m, rộng 0,70m, nặng trên 5 tấn. Các thanh đá trụ được khắc câu đối sâu trong đá ở 2 mặt (ngoài và trong).Công trình cổng tam quan bằng đá độc đáo này do nhóm thợ 3 người thực hiện ròng rã trong 4 năm, từ 2008 - 2011. Các thanh đá nguyên khối này do ông Nguyễn Minh Hóa, chủ một hầm đá, cách chùa 2km cúng dường.4. Nằm ở địa phận xã An Dân, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên, chùa Đá Trắng sở hữu một nét kiến trúc đặc sắc mà không ngôi chùa nào khác ở Việt Nam có được. Đó là khuôn viên chùa được bao bọc bởi những bức tường đá cổ xưa, nhiều đoạn có tuổi đời đã trên dưới 2 thế kỷ.Các bức tường này được làm bằng bá tự nhiên khai thác ngay trên núi Đá Trắng, ngọn núi mà ngôi chùa tọa lạc. Các phiến đá được cắt xẻ thô và xếp đặt khéo léo để tạo nên những bức tường cao khoảng 1 mét, kết cấu rất vững chắc.Dù không dùng vôi vữa nhưng các bức tường vẫn đứng sừng sững cùng thời gian, gió bão và các biến động thời cuộc. Cách xây tường đá ở chùa Đá Trắng cũng là lối xây dựng phổ biến ở các vùng núi đá miền Trung từ xa xưa, trong đó có nhiều tòa thành cổ.Tổng chiều dài các bức tường đá của chùa Đá Trắng lên đến hàng trăm mét. Việc xây dựng một công trình đồ sộ trên địa hình núi non hiểm trở như vậy có thể coi là một kỳ công của người xưa.Mời quý độc giả xem video: Nghe ca khúc Việt Nam quê hương tôi.
1. Có lịch sử hình thành từ thế kỷ 11, chùa Bổ Đà (Xã Tiên Sơn, huyện Việt Yên, Bắc Giang) là ngôi chùa cổ mang nhiều nét kiến trúc độc đáo mà không ngôi chùa nào khác có được. Nét đặc biệt nhất trong kiến trúc ngôi chùa này là việc sử dụng các vật liệu hiếm thấy, nổi bật là vật liệu đất.
Các bức tường, cổng và một số công trình khác của chùa Bổ Đà được xây dựng hoàn toàn bằng đất nện theo lối trình tường của đống bào một số dân tộc vùng núi phía Bắc. Dãy tường đất bao quanh chùa có tổng chiều dài hàng trăm mét, cao gần hai mét, dày chừng nửa mét, được xây dựng rất kỳ công.
Để xây tường, các khuôn gỗ dày sẽ được dựng để đổ đất sét được trộn với rơm rạ, sỏi đá, nước vào trong. Hỗn hợp vật liệu này sẽ được giã nhuyễn và để cứng lại thì mới dỡ khuôn. Sau khi khô hoàn toàn, các bức tường sẽ trở nên rắn như đá, có thể đứng vững cả trăm năm.
Một vật liệu độc đáo khác là tiểu sành, được dùng để xây dựng một số bức tường bên trong chùa. Đây là cách thức xây dựng học từ làng Thổ Hà, một làng nghề sản xuất chum vại, tiểu sành cách chùa không xa.
2. Nằm trên đường 3/4, TP Cam Ranh, Khánh Hòa, chùa Từ Vân hay còn được gọi với tên chùa Ốc, được xây dựng từ năm 1968. Đúng như tên gọi, nhiều công trình của chùa được xây dựng từ vỏ ốc, sò và san hô.
Công trình nổi bật nhất của chùa Từ Vân là tháp Bảo Tích. Tháp cao khoảng 20 mét, gồm 2 tầng, do các chư tăng trong chùa tự tay thiết kế, xây dựng từ năm 1995. Phần cốt của tòa tháp xây hoàn toàn bằng đá san hô. Do xây hoàn toàn theo phương pháp thủ công, phát mất 4 năm tháp Bảo Tích mới được xây xong.
Bên cạnh tháp Bảo Tích, chùa Từ Vân còn được biết đến với "18 tầng địa ngục". Đây là một hệ thống đường hầm dài 550 mét, được ngăn ra thành 18 phần, tương ứng 18 tầng địa ngục theo quan niệm Phật giáo. Toàn bộ vách hầm được ốp đá san hô và các loại vỏ sò ốc.
Các bồn cây trong sân chùa Từ Vân đa phần được ghép từ đá san hô, đem lại một phong vị biển cả quyến rũ cho không gian kiến trúc của ngôi chùa này.
3. Tọa lạc tại thôn Phước Sơn, xã Đức Hạnh, huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước, chùa Đức Hạnh có thể coi là ngôi chùa có cổng tam quan lạ nhất Việt Nam. Cổng tam quan này cao 5m, rộng 10m, kết cấu bằng 8 thanh đá khối được ráp vào nhau bằng mộng, giống như gỗ. Đây đều là loại đá khối tự nhiên nguyên thủy.
Ở thanh đá nằm ngang trên cùng, mặt trước khắc dòng chữ "Giáo hội Phật giáo Việt Nam", mặt sau khắc dòng chữ "Phật lịch 2552" dài 3m, rộng 0,60m, nặng gần 4 tấn. Thanh đá nằm ngang thứ 2, mặt trước khắc dòng chữ "Chùa Đức Hạnh", mặt sau là dòng chữ "Phước Huệ song tự", dài 5m, rộng 0,60m, nặng gần 8 tấn.
2 thanh đá trụ, mỗi thanh cao 4,7m, rộng 0,80m, nặng trên 7 tấn. Ngoài cổng chính còn có hai cổng phụ, mỗi cổng cao 2,3m, rộng lọt lòng 1,7m, gồm 4 thanh đá trụ, mỗi thanh cao 2,3m, rộng 0,70m, nặng trên 5 tấn. Các thanh đá trụ được khắc câu đối sâu trong đá ở 2 mặt (ngoài và trong).
Công trình cổng tam quan bằng đá độc đáo này do nhóm thợ 3 người thực hiện ròng rã trong 4 năm, từ 2008 - 2011. Các thanh đá nguyên khối này do ông Nguyễn Minh Hóa, chủ một hầm đá, cách chùa 2km cúng dường.
4. Nằm ở địa phận xã An Dân, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên, chùa Đá Trắng sở hữu một nét kiến trúc đặc sắc mà không ngôi chùa nào khác ở Việt Nam có được. Đó là khuôn viên chùa được bao bọc bởi những bức tường đá cổ xưa, nhiều đoạn có tuổi đời đã trên dưới 2 thế kỷ.
Các bức tường này được làm bằng bá tự nhiên khai thác ngay trên núi Đá Trắng, ngọn núi mà ngôi chùa tọa lạc. Các phiến đá được cắt xẻ thô và xếp đặt khéo léo để tạo nên những bức tường cao khoảng 1 mét, kết cấu rất vững chắc.
Dù không dùng vôi vữa nhưng các bức tường vẫn đứng sừng sững cùng thời gian, gió bão và các biến động thời cuộc. Cách xây tường đá ở chùa Đá Trắng cũng là lối xây dựng phổ biến ở các vùng núi đá miền Trung từ xa xưa, trong đó có nhiều tòa thành cổ.
Tổng chiều dài các bức tường đá của chùa Đá Trắng lên đến hàng trăm mét. Việc xây dựng một công trình đồ sộ trên địa hình núi non hiểm trở như vậy có thể coi là một kỳ công của người xưa.
Mời quý độc giả xem video: Nghe ca khúc Việt Nam quê hương tôi.