1. Nằm ở xã Nhơn Thành, huyện An Nhơn, tỉnh Bình Định, chùa Thập Tháp Di Đà hay chùa Thập Tháp hình thành từ năm 1683, được coi là ngôi chùa nổi tiếng nhất Bình Định. Tên gọi “Thập Tháp” bắt nguồn từ việc trên khu đồi này từng có 10 ngôi tháp Chăm, sau bị sụp đổ và mất dần dấu tích.Chùa nằm trong khuôn viên rộng, có kiến trúc hình chữ Khẩu. Chính điện là công trình chính, kiến trúc theo kiểu nhà rường, gồm ba gian hai chái được kết cấu bởi 4 hàng cột cái, 4 hàng cột quân, 8 cột con và 16 cột hiên. Như nhiều ngôi chùa ở Đàng Trong xưa, chùa Thập Tháp thờ Tam thế Phật ở trung tâm.Sau chính điện là các khu nhà phương trượng, Đông đường, Tây đường, nhà Tổ... Qua nhiều lần trùng tu, tôn tạo, dù cái cũ và mới đan xen, kiến trúc chùa Thập Tháp vẫn giữ được chất cổ kính trong một tổng thể hài hòa.2. Nằm bên Quốc lộ 1 thuộc địa phận phường Nhơn Hưng, thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định, chùa Thiên Hưng được coi là chùa có kiến trúc tráng lệ nhất Bình Định. Được xây dựng gần đây, chùa vừa mang phong cách kiến trúc Phật giáo miền Bắc, vừa có những đường nét của kiến trúc hiện đại.Công trình nằm ở trung tâm của chùa Thiên Hưng là tòa chính điện bề thế, điện được xây nhiều tầng với mái ngói có đầu đao hình rồng.Công trình đáng chú ý khác của chùa là La Hán Đài - một tiểu cảnh đậm chất thiên nhiên với tượng các vị La Hán được bài trí xung quanh. Sau La Hán Đài là tháp Thiên Ứng 12 tầng, công trình điểm nhấn của chùa Thiên Hưng.Phía trước chính điện chùa Thiên Hưng có một hồ nước khá rộng, tạo nên một vẻ nên thơ cho toàn bộ cảnh quan ngôi chùa. Bên hồ có vườn Thiên Thanh, một khu vườn lớn với các tiểu cảnh được bài trí công phu, tạo nên bức tranh thiên nhiên sinh động.3. Nằm trên sườn phía Đông Nam núi Bà, thuộc huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định, Linh Phong Thiền Tự còn gọi là chùa Ông Núi, là một trong những ngôi cổ tự lâu đời nhất Bình Định. Theo sử sách, chùa hình thành từ năm 1702, thời chúa Nguyễn Phúc Chu.Đời vua Minh Mạng, chùa Linh Phong được sửa sang lớn. Việc này gắn với một câu chuyện nhuốm màu kỳ bí. Theo đó, một hôm nhà vua bị bệnh. Vua mộng thấy một vị sư già mặc áo vỏ cây đứng bên giường hầu quạt, đến sáng thì khỏi bệnh. Vua đem chuyện ấy hỏi các quan, có người tâu rằng vị sư già đó có lẽ là Linh Phong thiền sư ở chùa Linh Phong ngày xưa...Trong thế kỷ 20, chùa Linh Phong đã bị tàn phá nặng nề bởi chiến tranh, đến năm 2004 chùa được xây dựng lại khang trang. Kể từ đó, chùa trở thành một trong những điểm đến thu hút nhiều du khách ở Bình Định.4. Nằm ở địa phận thôn Hội Khánh, xã Mỹ Hòa, huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định, chùa Hang (còn gọi là Thạch Cốc tự, Thiên Sanh Thạch tự) là một thắng cảnh nổi tiếng của mảnh đất võ miền Trung.Chùa gồm nhiều hạng mục công trình khác nhau, trong đó ngôi chùa chính nằm trong hang trên sườn núi Lý Thạch. Để lên chùa, phải vượt qua hàng trăm bậc thang quanh co, khúc khuỷu len lỏi qua những phiến đá tự nhiên và cây rừng xum xuê. Bàn thờ Phật của chùa Hang được đặt trang trọng ở trung tâm của hang.Phía sau bàn thờ Phật, đường đi càng hẹp lại, đến chỗ chỉ vừa một người lách qua là đường thông lên núi. Từ đây có thể trèo lên mái hiên ở cửa chùa Hang để phóng tầm mắt ra cả bốn phía...5. Tọa lạc tại số 141 đường Trần Cao Vân, phường Lê Lợi, thành phố Quy Nhơn, chùa Long Khánh là một trung tâm Phật giáo lớn của tỉnh Bình Định. Theo sử sách, chùa được xây dựng từ dưới thời vua Lê Dụ Tông, thế kỷ 18.Qua ba thế kỷ tồn tại, chùa đã được trùng tu khá nhiều lần. Kiến trúc hiện tại của chùa được định hình trong giai đoạn 1956-1972. Về tổng thể, chùa mang phong cách kiến trúc Phật giáo Việt Nam hiện đại, thịnh hành ở miền Nam từ thập niên 1960. Một số nét kiến trúc của chùa gợi nhớ đến chùa Vĩnh Nghiêm ở Sài Gòn.Công trình trung tâm của chùa Long Khánh là khu chính điện bề thế với hai tầng, trong đó tầng trên là điện thờ Phật. Một phần khuôn viên chùa là khu hoa viên khá rộng, nơi đặt tượng Phật A Di Đà cao 17 mét.Nhờ cảnh quan kiến trúc đẹp cùng danh tiếng có từ lâu đời, chùa Long Khánh đã trở thành một địa điểm tham quan thu hút nhiều khách du lịch trong các hành trình khám phá thành phố Quy Nhơn.
Mời quý độc giả xem video: Đi tìm Tết Việt. Nguồn: VTC14.
1. Nằm ở xã Nhơn Thành, huyện An Nhơn, tỉnh Bình Định, chùa Thập Tháp Di Đà hay chùa Thập Tháp hình thành từ năm 1683, được coi là ngôi chùa nổi tiếng nhất Bình Định. Tên gọi “Thập Tháp” bắt nguồn từ việc trên khu đồi này từng có 10 ngôi tháp Chăm, sau bị sụp đổ và mất dần dấu tích.
Chùa nằm trong khuôn viên rộng, có kiến trúc hình chữ Khẩu. Chính điện là công trình chính, kiến trúc theo kiểu nhà rường, gồm ba gian hai chái được kết cấu bởi 4 hàng cột cái, 4 hàng cột quân, 8 cột con và 16 cột hiên. Như nhiều ngôi chùa ở Đàng Trong xưa, chùa Thập Tháp thờ Tam thế Phật ở trung tâm.
Sau chính điện là các khu nhà phương trượng, Đông đường, Tây đường, nhà Tổ... Qua nhiều lần trùng tu, tôn tạo, dù cái cũ và mới đan xen, kiến trúc chùa Thập Tháp vẫn giữ được chất cổ kính trong một tổng thể hài hòa.
2. Nằm bên Quốc lộ 1 thuộc địa phận phường Nhơn Hưng, thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định, chùa Thiên Hưng được coi là chùa có kiến trúc tráng lệ nhất Bình Định. Được xây dựng gần đây, chùa vừa mang phong cách kiến trúc Phật giáo miền Bắc, vừa có những đường nét của kiến trúc hiện đại.
Công trình nằm ở trung tâm của chùa Thiên Hưng là tòa chính điện bề thế, điện được xây nhiều tầng với mái ngói có đầu đao hình rồng.
Công trình đáng chú ý khác của chùa là La Hán Đài - một tiểu cảnh đậm chất thiên nhiên với tượng các vị La Hán được bài trí xung quanh. Sau La Hán Đài là tháp Thiên Ứng 12 tầng, công trình điểm nhấn của chùa Thiên Hưng.
Phía trước chính điện chùa Thiên Hưng có một hồ nước khá rộng, tạo nên một vẻ nên thơ cho toàn bộ cảnh quan ngôi chùa. Bên hồ có vườn Thiên Thanh, một khu vườn lớn với các tiểu cảnh được bài trí công phu, tạo nên bức tranh thiên nhiên sinh động.
3. Nằm trên sườn phía Đông Nam núi Bà, thuộc huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định, Linh Phong Thiền Tự còn gọi là chùa Ông Núi, là một trong những ngôi cổ tự lâu đời nhất Bình Định. Theo sử sách, chùa hình thành từ năm 1702, thời chúa Nguyễn Phúc Chu.
Đời vua Minh Mạng, chùa Linh Phong được sửa sang lớn. Việc này gắn với một câu chuyện nhuốm màu kỳ bí. Theo đó, một hôm nhà vua bị bệnh. Vua mộng thấy một vị sư già mặc áo vỏ cây đứng bên giường hầu quạt, đến sáng thì khỏi bệnh. Vua đem chuyện ấy hỏi các quan, có người tâu rằng vị sư già đó có lẽ là Linh Phong thiền sư ở chùa Linh Phong ngày xưa...
Trong thế kỷ 20, chùa Linh Phong đã bị tàn phá nặng nề bởi chiến tranh, đến năm 2004 chùa được xây dựng lại khang trang. Kể từ đó, chùa trở thành một trong những điểm đến thu hút nhiều du khách ở Bình Định.
4. Nằm ở địa phận thôn Hội Khánh, xã Mỹ Hòa, huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định, chùa Hang (còn gọi là Thạch Cốc tự, Thiên Sanh Thạch tự) là một thắng cảnh nổi tiếng của mảnh đất võ miền Trung.
Chùa gồm nhiều hạng mục công trình khác nhau, trong đó ngôi chùa chính nằm trong hang trên sườn núi Lý Thạch. Để lên chùa, phải vượt qua hàng trăm bậc thang quanh co, khúc khuỷu len lỏi qua những phiến đá tự nhiên và cây rừng xum xuê. Bàn thờ Phật của chùa Hang được đặt trang trọng ở trung tâm của hang.
Phía sau bàn thờ Phật, đường đi càng hẹp lại, đến chỗ chỉ vừa một người lách qua là đường thông lên núi. Từ đây có thể trèo lên mái hiên ở cửa chùa Hang để phóng tầm mắt ra cả bốn phía...
5. Tọa lạc tại số 141 đường Trần Cao Vân, phường Lê Lợi, thành phố Quy Nhơn, chùa Long Khánh là một trung tâm Phật giáo lớn của tỉnh Bình Định. Theo sử sách, chùa được xây dựng từ dưới thời vua Lê Dụ Tông, thế kỷ 18.
Qua ba thế kỷ tồn tại, chùa đã được trùng tu khá nhiều lần. Kiến trúc hiện tại của chùa được định hình trong giai đoạn 1956-1972. Về tổng thể, chùa mang phong cách kiến trúc Phật giáo Việt Nam hiện đại, thịnh hành ở miền Nam từ thập niên 1960. Một số nét kiến trúc của chùa gợi nhớ đến chùa Vĩnh Nghiêm ở Sài Gòn.
Công trình trung tâm của chùa Long Khánh là khu chính điện bề thế với hai tầng, trong đó tầng trên là điện thờ Phật. Một phần khuôn viên chùa là khu hoa viên khá rộng, nơi đặt tượng Phật A Di Đà cao 17 mét.
Nhờ cảnh quan kiến trúc đẹp cùng danh tiếng có từ lâu đời, chùa Long Khánh đã trở thành một địa điểm tham quan thu hút nhiều khách du lịch trong các hành trình khám phá thành phố Quy Nhơn.
Mời quý độc giả xem video: Đi tìm Tết Việt. Nguồn: VTC14.