Khuôn viên khu lăng mộ Nguyễn Trọng Hợp có diện tích khoảng 600m2, trồng nhiều cây cối. Ở trung tâm là mộ phần cụ Nguyễn Trọng Hợp - một vị quan đại thần nhà Nguyễn.Ngôi mộ có kiến trúc khá độc đáo, khác với hầu hết các mộ cổ được xây thời nhà Nguyễn.Mộ có dạng vòm bán nguyệt, đường kính khoảng 1,2m, dài 2m, đặt trên ba cấp nền mở rộng từ trên xuống dưới. Trước mộ có bàn thờ và hương án.Mặt sau mộ có dạng như một bức bình phong.Công trình được ghép từ những phiến đá lớn, gia công rất chính xác.Phía sau mộ là nhà bia.Bên trong nhà bia đặt một tấm bia cổ ghi lại thân thế, sự nghiệp, ca ngợi công đức của quan đại thần Nguyễn Trọng Hợp.Trán bia chạm khắc rất tinh xảo.Chữ khắc trên bia còn sắc nét.Theo sử sách, Nguyễn Trọng Hợp (1834 - 1902) quê ở xã Kim Lũ, huyện Thanh Trì, phủ Thường Tín, nay là phường Đại Kim quận Hoàng Mai, Hà Nội. Ông thi đỗ Tiến sĩ, thăng tiến qua tất cả cấp bậc quan chế triều Nguyễn.Có con đường quan lộ khá suôn sẻ, ông từng làm quan Kinh lược quản lý xứ Bắc Kỳ, rồi quay về Huế làm Đệ nhị phụ chính Đại thần, chức vụ cao nhất trong triều đình dưới thời Pháp thuộc.Ông là nhân vật hiếm hoi trong lịch sử Việt Nam làm quan qua 7 đời vua nhà Nguyễn, từ Tự Đức đến Thành Thái.Bên cạnh vai trò của một vị quan, Nguyễn Trọng Hợp cũng được nhìn nhận như một nhà văn hóa có những cống hiến đáng kể về phương diện sử học, văn học, với các tác phẩm để lại cho hậu thế gồm cuốn Minh Mệnh chính yếu, Đại Nam chính biên liệt truyện, Kim Giang thi tập...
Khuôn viên khu lăng mộ Nguyễn Trọng Hợp có diện tích khoảng 600m2, trồng nhiều cây cối. Ở trung tâm là mộ phần cụ Nguyễn Trọng Hợp - một vị quan đại thần nhà Nguyễn.
Ngôi mộ có kiến trúc khá độc đáo, khác với hầu hết các mộ cổ được xây thời nhà Nguyễn.
Mộ có dạng vòm bán nguyệt, đường kính khoảng 1,2m, dài 2m, đặt trên ba cấp nền mở rộng từ trên xuống dưới. Trước mộ có bàn thờ và hương án.
Mặt sau mộ có dạng như một bức bình phong.
Công trình được ghép từ những phiến đá lớn, gia công rất chính xác.
Phía sau mộ là nhà bia.
Bên trong nhà bia đặt một tấm bia cổ ghi lại thân thế, sự nghiệp, ca ngợi công đức của quan đại thần Nguyễn Trọng Hợp.
Trán bia chạm khắc rất tinh xảo.
Chữ khắc trên bia còn sắc nét.
Theo sử sách, Nguyễn Trọng Hợp (1834 - 1902) quê ở xã Kim Lũ, huyện Thanh Trì, phủ Thường Tín, nay là phường Đại Kim quận Hoàng Mai, Hà Nội. Ông thi đỗ Tiến sĩ, thăng tiến qua tất cả cấp bậc quan chế triều Nguyễn.
Có con đường quan lộ khá suôn sẻ, ông từng làm quan Kinh lược quản lý xứ Bắc Kỳ, rồi quay về Huế làm Đệ nhị phụ chính Đại thần, chức vụ cao nhất trong triều đình dưới thời Pháp thuộc.
Ông là nhân vật hiếm hoi trong lịch sử Việt Nam làm quan qua 7 đời vua nhà Nguyễn, từ Tự Đức đến Thành Thái.
Bên cạnh vai trò của một vị quan, Nguyễn Trọng Hợp cũng được nhìn nhận như một nhà văn hóa có những cống hiến đáng kể về phương diện sử học, văn học, với các tác phẩm để lại cho hậu thế gồm cuốn Minh Mệnh chính yếu, Đại Nam chính biên liệt truyện, Kim Giang thi tập...