Nằm dưới lòng đất Sài Gòn, địa đạo Phú Thọ Hoà ban đầu là những căn hầm bí mật có từ thập niên 1930, đến năm 1947 được mở rộng thành một mạng lưới hoàn chỉnh. Địa đạo gồm 2 tầng, được xây dựng theo kiểu hầm xe lửa: từ 2 điểm ở đầu, hai tổ đào thẳng về điểm trung tâm. Ảnh: Mô hình địa đạo trưng bày tại khu di tích địa đạo Phú Thọ Hoà.Các đường hầm trong lòng địa đạo có độ rộng và chiều cao khoảng 80cm, đủ cho người di chuyển theo kiểu bò, hai bên có nhiều ngách đi sang nhiều hướng khác nhau.Trong hệ thống địa đạo có 3 hầm đào rộng ra để có thể ngồi họp 4-5 người hoặc chứa lương thực, vũ khí.Một hệ thống lỗ thông hơi dẫn từ các đường hầm và phòng họp lên mặt đất, được ngụy trang kỹ lưỡng.Lối xuống tầng hầm phía dưới ngụy trang như nền đất và được bố trí sát một ngách hầm cụt, kẻ địch xâm nhập vào sẽ tưởng là lối đi cụt và quay trở ra mà không biết rằng có một cửa thông xuống phía dưới.Miệng hầm thường được ngụy trang như bụi rậm, mô đất hoặc gò mối, khiến kẻ địch rất khó có thể phát hiện.Các phòng lớn và ngách hầm giao nhau trong địa đạo được thắp sáng với đèn đốt bằng dầu.Thực dân Pháp và tay sai đã nhiều lần tìm cách phát hiện và phá hủy hệ thống địa đạo Phú Thọ Hòa nhưng không một lần thành công.Do sự truy quét ngặt nghèo của kè thù, nhiều chiến sĩ cách mạng đã phải bám trụ nhiều ngày dưới lòng địa đạo trong điều kiện sống kham khổ.Vượt qua mọi nghịch cảnh, hệ thống địa đạo Phú Thọ Hòa đã được quân và dân địa đạo Sài Gòn bảo vệ và duy trì hoạt động cho đến hết thời kháng chiến chống Mỹ.
Nằm dưới lòng đất Sài Gòn, địa đạo Phú Thọ Hoà ban đầu là những căn hầm bí mật có từ thập niên 1930, đến năm 1947 được mở rộng thành một mạng lưới hoàn chỉnh. Địa đạo gồm 2 tầng, được xây dựng theo kiểu hầm xe lửa: từ 2 điểm ở đầu, hai tổ đào thẳng về điểm trung tâm. Ảnh: Mô hình địa đạo trưng bày tại khu di tích địa đạo Phú Thọ Hoà.
Các đường hầm trong lòng địa đạo có độ rộng và chiều cao khoảng 80cm, đủ cho người di chuyển theo kiểu bò, hai bên có nhiều ngách đi sang nhiều hướng khác nhau.
Trong hệ thống địa đạo có 3 hầm đào rộng ra để có thể ngồi họp 4-5 người hoặc chứa lương thực, vũ khí.
Một hệ thống lỗ thông hơi dẫn từ các đường hầm và phòng họp lên mặt đất, được ngụy trang kỹ lưỡng.
Lối xuống tầng hầm phía dưới ngụy trang như nền đất và được bố trí sát một ngách hầm cụt, kẻ địch xâm nhập vào sẽ tưởng là lối đi cụt và quay trở ra mà không biết rằng có một cửa thông xuống phía dưới.
Miệng hầm thường được ngụy trang như bụi rậm, mô đất hoặc gò mối, khiến kẻ địch rất khó có thể phát hiện.
Các phòng lớn và ngách hầm giao nhau trong địa đạo được thắp sáng với đèn đốt bằng dầu.
Thực dân Pháp và tay sai đã nhiều lần tìm cách phát hiện và phá hủy hệ thống địa đạo Phú Thọ Hòa nhưng không một lần thành công.
Do sự truy quét ngặt nghèo của kè thù, nhiều chiến sĩ cách mạng đã phải bám trụ nhiều ngày dưới lòng địa đạo trong điều kiện sống kham khổ.
Vượt qua mọi nghịch cảnh, hệ thống địa đạo Phú Thọ Hòa đã được quân và dân địa đạo Sài Gòn bảo vệ và duy trì hoạt động cho đến hết thời kháng chiến chống Mỹ.