Nói đến hệ thống mai táng, chúng ta biết nó có lịch sử lâu đời. Có thể nói, hệ thống này bắt đầu từ xã hội nguyên thủy. Sau khi chủ nô chết, nhiều nô lệ sẽ được chôn cất theo chủ nô, những nô lệ này không có quyền lựa chọn.
|
(Ảnh minh họa) |
Ngay cả khi bước vào xã hội phong kiến, vẫn có rất nhiều Hoàng đế Trung Hoa sau khi chết được an tang cùng với những phi tần, người hầu của mình, đây được gọi là tục “Tuẫn táng”.
Tuẫn táng là 1 phong tục tàn khốc của Trung Quốc cổ đại, hay vẫn thường được gọi là tục tuẫn táng nô lệ dùng để chôn người sống cùng với người đã chết để người chết dù qua thế giới bên kia vẫn có người hầu kẻ hạ như lúc sinh thời hoặc dùng để trấn yểm.
|
(Ảnh minh họa) |
Kể từ khi Tần Thủy Hoàng lên ngôi, hệ thống tang lễ vẫn được giữ nguyên. Khi Tần Thủy Hoàng chết, không chỉ có phi tần, mà còn có rất nhiều thái giám, thợ thủ công… cũng như các tướng lĩnh và binh lính đều được chôn cất cùng.
Với sự phát triển của xã hội, tuy tục tuẫn táng vẫn tồn tại nhưng số lượng cũng ít dần. Sau khi các hoàng đế băng hà, hầu hết chủ yếu các phi tần sẽ bị chôn cất cùng chủ nhân. Sau thời nhà Minh, hệ thống tuẫn táng đã bị bãi bỏ. Tuy nhiên, trước thời nhà Minh, có thể nói đã có vô số phi tần bị “ép chết” vì Hoàng đế.
|
(Ảnh minh họa) |
Nói chung, chỉ những thê thiếp do Hoàng đế chỉ định mới “được” chôn cất. Trước khi chôn cất, không cần biết thê thiếp có đồng ý hay không, cuối cùng họ cũng phải chết. Hơn nữa, cách thức “tử hình” vô cùng tàn nhẫn, đó là trực tiếp đổ thủy ngân vào người các phi tần cho đến khi chết. Sở dĩ thủy ngân đổ xuống là do thủy ngân có tác dụng sát trùng, người nhiễm độc thủy ngân mà chết thì thân thể không bị mục rữa, dù qua trăm ngàn năm hình dáng vẫn trẻ trung hệt như đang còn sống, vì vậy đối với những phi tần này thì quá trình diễn ra vô cùng đau đớn. Tuẫn táng thời cổ đại được cho là hủ tục tàn nhẫn, độc ác và không đúng với thuần phong mỹ tục nên đã dần bị loại trừ khỏi dòng chảy lịch sử.