Một trong những chủ đề kinh điển của phim cổ trang Trung Quốc là chiến tranh, đặc biệt là trong bối cảnh "Tam Quốc" và "Hán Sở tranh hùng" thường xuất hiện những cảnh chiến đấu quy mô lớn. Thời xa xưa, các thiết bị hiện đại và phương tiện liên lạc chưa xuất hiện, khi nổ ra chiến tranh, liệu binh sĩ có lợi dụng lúc hỗn loạn để đào ngũ vì sợ chết? Chủ đề này đã trở thành một cuộc tranh luận sôi đổi đối với cư dân mạng thời gian gần đây.
Thời cổ đại, không có phương tiện liên lạc hay giấy tờ tùy thân nhưng các binh sĩ không dám nhăm nhe bỏ trốn khỏi chiến trường. Ảnh minh họa: Internet
Sử sách đã ghi lại những cuộc chiến tranh với sự tham gia của hàng trăm nghìn binh lính và vô cùng tàn khốc. Nếu chỉ vài người trong số đó mà đào ngũ, liệu tướng quân của họ có phát hiện ra không?
Ở đây, chúng ta phải kể đến hệ thống quân sự của các triều đại. Vào thời Xuân Thu Chiến Quốc, hệ thống quân sự tương tự như châu Âu. quân đội do các quý tộc từ lãnh thổ của họ chỉ huy và quyền lực của các quý tộc khi ấy rất lớn. Binh sĩ là nô lệ và không có can đảm để bỏ trốn.
Họ có bỏ trốn mà không ai biết thì cũng khó lòng chạy xa được vì phương tiện đi lại khi ấy rất hạn chế. Ảnh minh họa: Internet
Đến thời kỳ nhà Tần, Thương Ưởng lại tiến hành một cuộc cải cách. Đội ngũ tối thiểu trong quân đội có 5 người, nếu một người trong đó bỏ trốn thì 4 người còn lại sẽ phải thực hiện nghĩa vụ quân sự thêm 2 năm. Điều này tạo ra sự kiểm soát đối với nhau, do đó, hiện tượng đào ngũ trong quân đội thời nhà Tần rất ít.
Thời Tam Quốc, Tào Tháo càng tàn nhẫn hơn, quy định nếu một người bỏ trốn, cả gia đình bị tru di. Quân lính chuyên nghiệp xuất hiện từ thời nhà Đường. Trong luật có ghi nếu kẻ nào đào ngũ trong chiến tranh thì cấp trên có thể hạ lệnh chém đầu. Nếu đảo ngũ trong thời bình thì sẽ bị treo cổ hoặc lưu đày.
Vào cuối thời nhà Đường, nhiều người không muốn đi lính. Dưới sự trị vì của Hậu Lương Thái Tổ, binh lính bắt đầu có hình xăm trên mặt, nếu phát hiện kẻ nào đào ngũ sẽ bị xử tử ngay tại chỗ. Chính vị phương pháp này mà số người đào ngũ ít đi, nhiều tướng lĩnh lúc bấy giờ cũng làm theo. Hệ thống này cũng được sử dụng vào thời nhà Tống, nhưng hoàng đế nhân từ hơn, không xử tử những kẻ đào ngũ.
Thời nhà Minh có quy định mới, kẻ đào ngũ không bị kết án dựa trên khoảng thời gian mà dựa vào số lần bỏ trốn. Nếu bỏ trốn lần thứ hai, họ sẽ bị đánh hoặc đày ải. Sang lần thứ 3, họ sẽ bị trảm ngay lập tức.
Vào thời nhà Thanh, kẻ đào ngũ bị xử tử ngay lập tức. Muốn sống sót, họ chỉ có thể bán mạng trên sa trường.
Nhìn chung, các triều đại phong kiến xưa đều có những phương pháp riêng để đối phó với người đào ngũ. Hơn nữa, những tướng lĩnh lãnh đạo biết rõ về gia đình của binh sĩ, việc bỏ trốn là điều không thể.
Ngoài ra, vào thời cổ đại thiếu những công cụ có thể di chuyển nhanh chóng. Ngay cả khi binh sĩ trốn thoát mà không có ai phát hiện thì họ chỉ có thể đi bộ, khoảng cách trốn thoát thực sự khá hạn chế. Do đó, một khi liều mình đào ngũ, kết cục của binh sĩ sẽ rất bi thảm.