Tài liệu quý hiếm về cụ thân sinh Bác Hồ lần đầu được công bố

Google News

Các châu bản (văn thư triều Nguyễn) phản ánh cụ Nguyễn Sinh Sắc đã tham gia các khoa thi, đỗ phó bảng, bổ nhiệm làm quan triều Nguyễn hiện lưu giữ tại Trung tâm lưu trữ quốc gia.
 

Cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc (còn gọi là Nguyễn Sinh Huy) thân sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh là một nhà khoa bảng xứ Nghệ, từng làm quan triều Nguyễn, người có công truyền bá tư tưởng yêu nước cho nhân dân ở những vùng đất mà cụ đặt chân đến, đặc biệt là đất Hòa An - Cao Lãnh, nơi cụ chọn làm chốn an nghỉ lúc cuối đời.
Tai lieu quy hiem ve cu than sinh Bac Ho lan dau duoc cong bo
 Ảnh cụ Nguyễn Sinh Huy do mật thám Pháp chụp ngày 20/11/1923. Nguồn: Hội Khoa học Lịch sử Đồng Tháp.
Trước khi đi thi đỗ Phó bảng, cụ Nguyễn Sinh Sắc đã tham gia 2 khoa thi Hương tại Vinh (Nghệ An) năm 1891 và 1894. Khoa này cụ đỗ Cử nhân, năm sau cụ vào Huế thi Hội nhưng không đỗ. Với học vị cử nhân, cụ được bổ làm Hành tẩu bộ Hộ. Năm 1898, cụ tiếp tục đăng kí thi Hội nhưng lại hỏng.
Sau đó cụ được nhận vào học tại trường Quốc Tử Giám tại Huế. Lúc này cụ đổi tên thành Nguyễn Sinh Huy, từ đó về sau, trên tất cả văn bản, giấy tờ cụ đều dùng tên này. Các châu bản liên quan đến cụ cũng đều viết tên Nguyễn Sinh Huy.
Khoa thi Hội năm 1901, cụ Nguyễn Sinh Huy đỗ Phó bảng. Trước đó, cụ Huy được sung vào Hội đồng giám khảo chấm thi tại trường thi hương Bình Định năm 1897 và trường Thanh Hóa năm 1900.
Tai lieu quy hiem ve cu than sinh Bac Ho lan dau duoc cong bo-Hinh-2
 Bản tấu của Bộ Lại ngày 15 tháng 4 nhuận năm Thành Thái 18 (1906) - Nguồn: Trung tâm LTQGI.

Bản tấu của Bộ Lại ngày 15 tháng 4 nhuận năm Thành Thái 18 (1906) về việc bổ nhiệm Phó bảng Nguyễn Sinh Huy giữ chức Kiểm thảo Viện Hàn lâm ghi lại: “Gần đây, theo lời bẩm của Phó bảng Nguyễn Sinh Huy thì vào năm Thành Thái 13 viên đó dự thi Hội trúng Phó bảng. Lần ấy, lo việc nhà xong, viên bị ốm phải ở quê thuốc thang, nay bệnh đã đỡ xin theo chờ tại bộ thần. Bộ thần xét theo lệ định, Nguyễn Sinh Huy xin nên chiếu lệ bổ thụ Kiểm thảo Viện Hàm lâm, phái theo bộ Lễ làm việc”. Bản tấu có châu điểm của vua Thành Thái.
Bản tấu của Bộ Lễ ngày mùng 8 tháng 9 năm Thành Thái 18 (1906) về sĩ số học sinh trường Quốc học. Cuối bản tấu có kí tên của Phó bảng Nguyễn Sinh Huy (giữ chức Kiểm thảo Viện Hàn lâm); có Châu phê của vua Thành Thái.
Bản tấu của Bộ Lại ngày 11 tháng 4 năm Duy Tân 3 (1909) về việc bổ nhiệm Phó bảng Nguyễn Sinh Huy giữ chức Tri huyện Bình Khê, tỉnh Bình Định.
Tai lieu quy hiem ve cu than sinh Bac Ho lan dau duoc cong bo-Hinh-3
Bản tấu của Bộ Lại ngày 11 tháng 4 năm Duy Tân 3 (1909) – Nguồn: Trung tâm LTQGI. 
“Bộ Lại tâu: Phụng xét chức Tri huyện Bình Khê hiện khuyết. Bộ thần chọn đem các viên tại chức lâu năm cần được bổ dụng để bàn việc điền bổ. Kỳ họp bàn ngày 12 tháng trước ngài Khâm sứ đại thần trả lời rằng đồng ý bổ Nguyễn Sinh Huy làm Tri huyện huyện Bình Khê. Về Trước tác Thừa biện tại bộ Lễ Nguyễn Sinh Huy xin đổi hàm Đồng Tri phủ, lãnh chức Tri huyện huyện đó”. Châu điểm của vua Duy Tân.
Tai lieu quy hiem ve cu than sinh Bac Ho lan dau duoc cong bo-Hinh-4
Bản tấu của Bộ Hình ngày 15 tháng 8 năm Duy Tân 4 (1910) – Nguồn: Trung tâm LTQGI 
Năm 1910, cụ Nguyễn Sinh Huy - khi ấy là Tri huyện Bình Khê bị can vào vụ án Tạ Quang. Quang là một địa chủ cường hào, ỷ có thân thế và quen biết rộng nên không chịu nộp thuế và còn chống đối, quan Tri huyện Bình Khê đã cho lính nọc ra đánh đòn để răn đe. Hai tháng sau thì Quang chết. Vợ Quang làm đơn kiện lên thượng cấp, cụ Huy bị đưa ra Bộ Hình xét xử. Sau vụ án này, cụ Nguyễn Sinh Huy bị giáng 4 cấp và cho đổi về kinh làm quan. Tuy nhiên, chán cảnh quan trường, cụ đã bỏ chức từ quan để vào Nam. Xem trong bản tấu của Bộ Hình ngày 15 tháng 8 năm Duy Tân 4 (1910) về vụ án trên, phần kết luận có đoạn:
“Xét Tạ Quang bị đánh rồi qua hơn 2 tháng sau bị ốm mà mất, chớ không phải bị đánh chết tức thì, tình có thể tha thứ. Xin được gia ân đổi làm giáng 4 cấp cho lưu… Lại xét viên tri huyện này mới làm quan chưa tường dân chánh, xin cho Bộ Lại đổi chức về Kinh”.
Như vậy qua bản tấu trên, rõ ràng việc cụ Nguyễn Sinh Huy vào Nam không phải do bị triều đình Huế sa thải mà do cụ tự bỏ chức.
Theo Nguyễn Thanh Thuận/Zing

>> xem thêm

Bình luận(0)