Nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024), Khu Di sản Hoàng thành Thăng Long (Ba Đình, Hà Nội), Trung tâm Lưu trữ quốc gia I - Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước phối hợp với Sở Nội vụ Hà Nội, Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội tổ chức triển lãm Hà Nội và những cửa ô.Tại đây, có trưng bày Đi qua lịch sử cùng những cửa ô của Hà Nội của các đơn vị: Viện Viễn Đông Bác cổ Pháp tại Hà Nội (EFEO); Viện Thông tin Khoa học Xã hội và đặc biệt là Trung tâm Lưu trữ quốc gia I và Trung tâm Lưu trữ lịch sử Hà Nội. Thông qua các nguồn sử liệu, hình ảnh, bản đồ, bản vẽ, các tài liệu viết bằng ngôn ngữ Hán Nôm và tiếng Pháp, trưng bày tái hiện lịch sử các cửa ô của Hà Nội.Triển lãm thu hút rất nhiều học sinh, sinh viên tới xem. Bạn Lan (Trường THPT Hai Bà Trưng, Vĩnh Phúc) chia sẻ: “Em rất ấn tượng với cách sử dụng hình ảnh nổi bật và câu chữ ngắn gọn. Là một học sinh yêu thích môn lịch sử, em thấy thông tin được cung cấp tại triển lãm rất dễ nhớ".Hà Nội và những cửa ô được bố trí với 3 chủ đề nội dung: Cửa ô xưa, Cửa ô chiến thắng và Cửa ô Hà Nội hôm nay. Trong số nội dung trưng bày, có nhiều tài liệu, tư liệu với các hình ảnh, bản đồ, bản vẽ tái hiện phần nào lịch sử đô thị cổ của Hà Nội; sự đổi thay của hầu hết các cửa ô Hà Nội những năm cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX; quá trình phát triển, đổi thay của Hà Nội sau 70 năm tiếp quản Thủ đô.Cửa ô là một nét đặc trưng riêng của Hà Nội. Đây vốn là các cửa ngõ để ra vào kinh thành Thăng Long xưa, cũng là điểm giới hạn của đô thị tiếp giáp với vùng phụ cận.Ngoài vai trò là cửa ngõ kết nối giao thông, các cửa ô Hà Nội là nơi trấn giữ, bảo vệ kinh thành. Vì thế, nơi đây từng ghi dấu nhiều sự kiện quan trọng. Đặc biệt, các cửa ô còn là nơi chứng kiến đoàn quân chiến thắng của Quân đội nhân dân Việt Nam tiến vào tiếp quản Thủ đô ngày 10/10/1954. Trong lịch sử, Hà Nội từng ghi nhận có 21 cửa ô. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của đô thị, những cửa ô xưa của đất kinh kỳ đã biến mất.Triển lãm lần này cũng là nơi mà các thế hệ người dân tại Hà Nội được dịp giao lưu và trò chuyện với nhau. Trong ảnh, ông Nguyễn Hữu Bảo kể về những ý nghĩa của cửa ô cho một nhóm sinh viên Đại học Văn hóa Hà Nội.Nay Hà Nội chỉ còn một cửa ô (Ô Quan Chưởng), nhưng những cửa ô luôn là niềm tự hào của người dân Thủ đô.Các trưng bày tại triển lãm Hà Nội và những cửa ô đã nhấn mạnh những dấu ấn lịch sử của Thủ đô anh hùng, Thành phố vì hòa bình qua 70 năm xây dựng và phát triển. Triển lãm diễn ra từ ngày 7 - 30/10 tại Khu di sản Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội, số 19C Hoàng Diệu, Hà Nội.
Nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024), Khu Di sản Hoàng thành Thăng Long (Ba Đình, Hà Nội), Trung tâm Lưu trữ quốc gia I - Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước phối hợp với Sở Nội vụ Hà Nội, Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội tổ chức triển lãm Hà Nội và những cửa ô.
Tại đây, có trưng bày Đi qua lịch sử cùng những cửa ô của Hà Nội của các đơn vị: Viện Viễn Đông Bác cổ Pháp tại Hà Nội (EFEO); Viện Thông tin Khoa học Xã hội và đặc biệt là Trung tâm Lưu trữ quốc gia I và Trung tâm Lưu trữ lịch sử Hà Nội. Thông qua các nguồn sử liệu, hình ảnh, bản đồ, bản vẽ, các tài liệu viết bằng ngôn ngữ Hán Nôm và tiếng Pháp, trưng bày tái hiện lịch sử các cửa ô của Hà Nội.
Triển lãm thu hút rất nhiều học sinh, sinh viên tới xem. Bạn Lan (Trường THPT Hai Bà Trưng, Vĩnh Phúc) chia sẻ: “Em rất ấn tượng với cách sử dụng hình ảnh nổi bật và câu chữ ngắn gọn. Là một học sinh yêu thích môn lịch sử, em thấy thông tin được cung cấp tại triển lãm rất dễ nhớ".
Hà Nội và những cửa ô được bố trí với 3 chủ đề nội dung: Cửa ô xưa, Cửa ô chiến thắng và Cửa ô Hà Nội hôm nay. Trong số nội dung trưng bày, có nhiều tài liệu, tư liệu với các hình ảnh, bản đồ, bản vẽ tái hiện phần nào lịch sử đô thị cổ của Hà Nội; sự đổi thay của hầu hết các cửa ô Hà Nội những năm cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX; quá trình phát triển, đổi thay của Hà Nội sau 70 năm tiếp quản Thủ đô.
Cửa ô là một nét đặc trưng riêng của Hà Nội. Đây vốn là các cửa ngõ để ra vào kinh thành Thăng Long xưa, cũng là điểm giới hạn của đô thị tiếp giáp với vùng phụ cận.
Ngoài vai trò là cửa ngõ kết nối giao thông, các cửa ô Hà Nội là nơi trấn giữ, bảo vệ kinh thành. Vì thế, nơi đây từng ghi dấu nhiều sự kiện quan trọng. Đặc biệt, các cửa ô còn là nơi chứng kiến đoàn quân chiến thắng của Quân đội nhân dân Việt Nam tiến vào tiếp quản Thủ đô ngày 10/10/1954. Trong lịch sử, Hà Nội từng ghi nhận có 21 cửa ô. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của đô thị, những cửa ô xưa của đất kinh kỳ đã biến mất.
Triển lãm lần này cũng là nơi mà các thế hệ người dân tại Hà Nội được dịp giao lưu và trò chuyện với nhau. Trong ảnh, ông Nguyễn Hữu Bảo kể về những ý nghĩa của cửa ô cho một nhóm sinh viên Đại học Văn hóa Hà Nội.
Nay Hà Nội chỉ còn một cửa ô (Ô Quan Chưởng), nhưng những cửa ô luôn là niềm tự hào của người dân Thủ đô.
Các trưng bày tại triển lãm Hà Nội và những cửa ô đã nhấn mạnh những dấu ấn lịch sử của Thủ đô anh hùng, Thành phố vì hòa bình qua 70 năm xây dựng và phát triển. Triển lãm diễn ra từ ngày 7 - 30/10 tại Khu di sản Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội, số 19C Hoàng Diệu, Hà Nội.