Khi nói về nơi nguy hiểm nhất thế giới, hẳn nhiều người sẽ nghĩ tới một địa điểm nào đó như mép núi cao lơ lửng hay đầm lầy với vô số cạm bẫy. Nhưng không, nó lại là một căn phòng cụ thể. Căn phòng khiến nhiều người khiếp sợ này nằm trong một tầng hầm ở Pripyat, Ukraine - nơi xảy ra thảm họa hạt nhân Chernobyl cách đây 36 năm. Ảnh: ReutersCăn phòng thường được gọi là “Chân voi của Chernobyl”, vì khối lượng phóng xạ tập trung trong tầng hầm khiến bề mặt của nó nhăn nheo như nết gấp da trên chân của một chú voi. Chất độc ở đó nhiều đến mức có thể giết chết bất cứ ai ở gần đó. Căn phòng thuộc lò phản ứng số 4 này chứa bê tông, cát và nhiên liệu hạt nhân nóng chảy. Ảnh: Rare Historical PhotosBụi phóng xạ hạt nhân mạnh đến mức phải chờ tới một thập kỉ sau khi vụ nổ xảy ra người ta mới có thể chụp được những bức ảnh trong tầng hầm, khi mức độ phóng xạ giảm xuống. Tuy nhiên, việc chụp ảnh nhanh và đo chỉ số của 'Chân voi' không gây ra bất kỳ ảnh hưởng cấp tính nào đối với sức khỏe. Artur Kyersev, một thanh tra hạt nhân người Kazakhstan, đã chứng minh đều đó vào năm 1996 khi đứng rất gần để chụp bức ảnh trên. Ảnh: Rare Historical PhotosVào năm 1986, mức độ bức xạ trên "Chân voi" được đo ở mức khủng khiếp 10.000 roentgens mỗi giờ - đủ để phóng một liều bức xạ gây tử vong cho bất kỳ ai hiện diện ở đó chưa đầy một phút. Theo các nhà khoa học, căn phòng vẫn còn nhiễm phóng xạ nguy hiểm trong hàng chục nghìn năm nữa. Điều đó đủ để chứng minh hiện tại nó nguy hiểm tới mức nào. Ảnh: Daily StarThảm họa hạt nhân xảy ra vào ngày 26/4/1986, khi lò phản ứng số 4 trong Nhà máy điện hạt nhân Chernobyl phát nổ trong một cuộc thử nghiệm an toàn. Thảm họa thương tâm được cho là kết quả của việc các thanh hạt nhân nóng tỏa ra một lượng hơi nước khổng lồ sau khi được hạ xuống nước làm mát. Một vụ nổ lớn đã xảy ra, sau đó giải phóng bức xạ vào bầu khí quyển xung quanh. Ảnh: Getty ImagesMột lúc sau, một vụ nổ thứ hai diễn ra. Thậm chí còn lớn hơn vụ đầu, xé nát tòa nhà lò phản ứng, bắn các phần tử của lõi ra xung quanh nhà máy dẫn đến một số vụ hỏa hoạn. Mặc dù số người chết được quốc tế công nhận liên quan trực tiếp đến Chernobyl là 31 người, nhưng vẫn chưa biết có bao nhiêu người bị ảnh hưởng do sức tàn phá khủng khiếp của bụi phóng xạ từ thảm họa này. Ảnh: Reuters.Mời quý độc giả xem video: Các điểm đến nguy hiểm nhất thế giới năm 2023. Nguồn: Kienthucnet.
Khi nói về nơi nguy hiểm nhất thế giới, hẳn nhiều người sẽ nghĩ tới một địa điểm nào đó như mép núi cao lơ lửng hay đầm lầy với vô số cạm bẫy. Nhưng không, nó lại là một căn phòng cụ thể. Căn phòng khiến nhiều người khiếp sợ này nằm trong một tầng hầm ở Pripyat, Ukraine - nơi xảy ra thảm họa hạt nhân Chernobyl cách đây 36 năm. Ảnh: Reuters
Căn phòng thường được gọi là “Chân voi của Chernobyl”, vì khối lượng phóng xạ tập trung trong tầng hầm khiến bề mặt của nó nhăn nheo như nết gấp da trên chân của một chú voi. Chất độc ở đó nhiều đến mức có thể giết chết bất cứ ai ở gần đó. Căn phòng thuộc lò phản ứng số 4 này chứa bê tông, cát và nhiên liệu hạt nhân nóng chảy. Ảnh: Rare Historical Photos
Bụi phóng xạ hạt nhân mạnh đến mức phải chờ tới một thập kỉ sau khi vụ nổ xảy ra người ta mới có thể chụp được những bức ảnh trong tầng hầm, khi mức độ phóng xạ giảm xuống. Tuy nhiên, việc chụp ảnh nhanh và đo chỉ số của 'Chân voi' không gây ra bất kỳ ảnh hưởng cấp tính nào đối với sức khỏe. Artur Kyersev, một thanh tra hạt nhân người Kazakhstan, đã chứng minh đều đó vào năm 1996 khi đứng rất gần để chụp bức ảnh trên. Ảnh: Rare Historical Photos
Vào năm 1986, mức độ bức xạ trên "Chân voi" được đo ở mức khủng khiếp 10.000 roentgens mỗi giờ - đủ để phóng một liều bức xạ gây tử vong cho bất kỳ ai hiện diện ở đó chưa đầy một phút. Theo các nhà khoa học, căn phòng vẫn còn nhiễm phóng xạ nguy hiểm trong hàng chục nghìn năm nữa. Điều đó đủ để chứng minh hiện tại nó nguy hiểm tới mức nào. Ảnh: Daily Star
Thảm họa hạt nhân xảy ra vào ngày 26/4/1986, khi lò phản ứng số 4 trong Nhà máy điện hạt nhân Chernobyl phát nổ trong một cuộc thử nghiệm an toàn. Thảm họa thương tâm được cho là kết quả của việc các thanh hạt nhân nóng tỏa ra một lượng hơi nước khổng lồ sau khi được hạ xuống nước làm mát. Một vụ nổ lớn đã xảy ra, sau đó giải phóng bức xạ vào bầu khí quyển xung quanh. Ảnh: Getty Images
Một lúc sau, một vụ nổ thứ hai diễn ra. Thậm chí còn lớn hơn vụ đầu, xé nát tòa nhà lò phản ứng, bắn các phần tử của lõi ra xung quanh nhà máy dẫn đến một số vụ hỏa hoạn. Mặc dù số người chết được quốc tế công nhận liên quan trực tiếp đến Chernobyl là 31 người, nhưng vẫn chưa biết có bao nhiêu người bị ảnh hưởng do sức tàn phá khủng khiếp của bụi phóng xạ từ thảm họa này. Ảnh: Reuters.
Mời quý độc giả xem video: Các điểm đến nguy hiểm nhất thế giới năm 2023. Nguồn: Kienthucnet.