Thủ đô Damascus của Syria là một trong các thành phố có người ở liên tục lâu đời nhất thế giới và đang ở vào thiên niên kỷ thứ 6. Từ “Damascus” có nguồn gốc từ ngôn ngữ tiền Semitic “Dimashka”. Trong tiếng Ả rập, thành phố còn có tên là “as-Sham”, nghĩa là “phía Bắc”, chỉ ra vị trí vùng đất này nằm ở phía Bắc đất mẹ Ả rập. Ảnh: Tranh vẽ Damascus của Hebrew University of Jerusalem. Damascus nằm ở phía tây nam Syria, được xây dựng dưới chân núi Kassioun (Qassioun), một phần trong dải núi tạo thành biên giới tự nhiên giữa Syria và Lebanon (phần thuộc về Syria), và nằm ở biên giới của vùng đồng bằng Ghouta màu mỡ. Ảnh: Bản đồ Damascus hiện đại (Looklex).Damascus cách các địa danh sau 2 giờ xe hơi: thủ đô Beirut của Lebanon, biên giới Jordan và biên giới tạm với Israel ở đồi Golan Heights; cách Maaloula, Seidnaya và đền thờ Hồi giáo Al Sayidah Zeinab ít hơn 1 giờ. Ảnh: Cổng đền thờ Hồi giáo dòng Shia Al Sayidah Zeinab ở vùng ngoại ô phía Nam Damascus (Wikipedia).
Trong lịch sử được người Ai Cập ghi nhận, cách đây 4.000 năm, Pharaoh Thutmosis III đã chinh phục Damascus vào thế kỷ 15 trước công nguyên (TCN). Theo kinh Cựu ước, thành phố này từng là thủ đô của vương quốc Aramean thế kỷ 11 TCN, bị tấn công và nằm giữa chiến trận của một số vương quốc như Hebrews, Assyrians vào thế kỷ 10 TCN. Ảnh: Bản đồ tham chiếu một số vùng đất xưa theo Kinh Thánh (Isaiah 17 & Jeremiah 49, simplybible.com) như: Babylon, Memphis (Ai Cập), Jerusalem (Israel), vương quốc Assyria hay Assur ở phía Đông Damascus, trên sông Tigris và Euphrates, thủ đô là Ninevah.Từ năm 333 TCN đến thế kỷ 6 sau công nguyên, Damascus tiếp tục rơi vào tay các đế quốc Macedonia, Pompey, Byzantine (Hy Lạp), nhà Ba Tư Sassanid, có sự thay đổi văn hóa triệt để từ tôn giáo Hy Lạp và Thiên Chúa sang thế giới phương Đông và Ả rập ở Tây Á. Năm 661, Damascus bước vào thời kỳ vàng khi trở thành thủ đô của đế chế Ả Rập trải dài từ Tây Ban Nha sang Ấn Độ. Dưới triều đại Umayyad, Damascus là trung tâm văn hóa quan trọng nhất của Hồi giáo Ả rập. Ảnh: Umayyad Mosque, một trong những đền thờ Hồi giáo cổ và lớn nhất thế giới được xây dựng từ thời giáo chủ al-Walid I từ năm 706-715 (Ảnh: Looklex).
Năm 750, khi nhà Abbas chọn Baghdad làm thủ đô mới, thành phố Damascus bắt đầu đi xuống và chỉ giàu có trở lại khi vua Ai Cập Saladin giành lấy nó từ tay Fatimids và khởi đầu triều đại Ayyubid (dòng Hồi giáo Sunni Thổ Nhĩ Kỳ), tự hào với nhiều di tích được những người cai trị Nur al Din và Saladin xây dựng trong thời này. Triều đại Ayyubid chấm dứt ở Damascus khi Mông Cổ xâm lược Syria rồi bị đế chế Mamluk đánh bại năm 1260. Damascus trở thành một tỉnh của Mamluk Ai Cập cho tới năm 1516. Ảnh: Một trong các bản đồ Damascus cổ nhất năm 1585 (Braun và Hogenberg).
Năm 1516, vua Salim I của đế quốc Ottoman đánh chiếm Damascus và cai trị nó trong 4 thế kỷ, cho tới thế chiến I. Năm 1918, thành phố được giải phóng và trở thành thủ đô của nhà nước Syria mới. Nhưng nhà nước Syria lại bị Anh, Pháp đánh chiếm, tàn phá nặng nề và đến năm 1946 mới thật sự giành được độc lập từ tay người Pháp. Ảnh: Damascus hoang tàn khi người Pháp đã bỏ đi năm 1946 (Ewas.us).
Từ đó trở đi, Damas nói riêng và Syria nói chung đã có sự phát triển, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đáng kể, vai trò chính trị được củng cố và chứng kiến những thay đổi lớn trong 50 năm gần đây. Ảnh: Toàn cảnh Damascus ngày nay nhìn từ núi Qassioun (Wikipedia).Ngày nay, Damascus là một sự pha trộn kỳ diệu giữa mới và cũ, các ngôi nhà, khách sạn, các tòa nhà chính phủ mới ở khu hiện đại cùng có mặt với hơn 200 đền thờ Hồi giáo và những ngôi nhà một tầng theo phong cách Damas nổi tiếng ở thành phố cũ. Ảnh: Một con đường tiêu biểu ở Damas cũ (Wikipedia).Damascus nổi tiếng với các khu chợ phương Đông (bazaar) là các cửa hàng, quầy hàng và quán cà phê dọc theo các con đường. Một trong số này là đường “Straigh” liên quan tới sự cải đạo sang Thiên Chúa giáo của thánh Saint Paul đã được nêu trong Kinh Thánh. Ảnh: Con đường thần thánh “Straigh” ở Damascus ngày nay (Wikipedia).
Hiện nay Damascus là trung tâm kinh tế của Syria. Theo một bài viết trên Syria Deeply, dân số thành phố tháng 3-2017 ước tính khoảng 9-11 triệu người, đã bao gồm dòng người tị nạn và di tản (trước chiến tranh Syria con số này là 5 triệu người). Một du khách hy vọng, khi chiến tranh kết thúc, Damascus sẽ lại là “Nữ hoàng Trung Đông”, theo TripAdvisor tháng 2 năm nay. Ảnh: Quảng trường Martyr ở trung tâm Damas, lá phổi của Damas hiện đại (Looklex).
Thủ đô Damascus của Syria là một trong các thành phố có người ở liên tục lâu đời nhất thế giới và đang ở vào thiên niên kỷ thứ 6. Từ “Damascus” có nguồn gốc từ ngôn ngữ tiền Semitic “Dimashka”. Trong tiếng Ả rập, thành phố còn có tên là “as-Sham”, nghĩa là “phía Bắc”, chỉ ra vị trí vùng đất này nằm ở phía Bắc đất mẹ Ả rập. Ảnh: Tranh vẽ Damascus của Hebrew University of Jerusalem.
Damascus nằm ở phía tây nam Syria, được xây dựng dưới chân núi Kassioun (Qassioun), một phần trong dải núi tạo thành biên giới tự nhiên giữa Syria và Lebanon (phần thuộc về Syria), và nằm ở biên giới của vùng đồng bằng Ghouta màu mỡ. Ảnh: Bản đồ Damascus hiện đại (Looklex).
Damascus cách các địa danh sau 2 giờ xe hơi: thủ đô Beirut của Lebanon, biên giới Jordan và biên giới tạm với Israel ở đồi Golan Heights; cách Maaloula, Seidnaya và đền thờ Hồi giáo Al Sayidah Zeinab ít hơn 1 giờ. Ảnh: Cổng đền thờ Hồi giáo dòng Shia Al Sayidah Zeinab ở vùng ngoại ô phía Nam Damascus (Wikipedia).
Trong lịch sử được người Ai Cập ghi nhận, cách đây 4.000 năm, Pharaoh Thutmosis III đã chinh phục Damascus vào thế kỷ 15 trước công nguyên (TCN). Theo kinh Cựu ước, thành phố này từng là thủ đô của vương quốc Aramean thế kỷ 11 TCN, bị tấn công và nằm giữa chiến trận của một số vương quốc như Hebrews, Assyrians vào thế kỷ 10 TCN. Ảnh: Bản đồ tham chiếu một số vùng đất xưa theo Kinh Thánh (Isaiah 17 & Jeremiah 49, simplybible.com) như: Babylon, Memphis (Ai Cập), Jerusalem (Israel), vương quốc Assyria hay Assur ở phía Đông Damascus, trên sông Tigris và Euphrates, thủ đô là Ninevah.
Từ năm 333 TCN đến thế kỷ 6 sau công nguyên, Damascus tiếp tục rơi vào tay các đế quốc Macedonia, Pompey, Byzantine (Hy Lạp), nhà Ba Tư Sassanid, có sự thay đổi văn hóa triệt để từ tôn giáo Hy Lạp và Thiên Chúa sang thế giới phương Đông và Ả rập ở Tây Á. Năm 661, Damascus bước vào thời kỳ vàng khi trở thành thủ đô của đế chế Ả Rập trải dài từ Tây Ban Nha sang Ấn Độ. Dưới triều đại Umayyad, Damascus là trung tâm văn hóa quan trọng nhất của Hồi giáo Ả rập. Ảnh: Umayyad Mosque, một trong những đền thờ Hồi giáo cổ và lớn nhất thế giới được xây dựng từ thời giáo chủ al-Walid I từ năm 706-715 (Ảnh: Looklex).
Năm 750, khi nhà Abbas chọn Baghdad làm thủ đô mới, thành phố Damascus bắt đầu đi xuống và chỉ giàu có trở lại khi vua Ai Cập Saladin giành lấy nó từ tay Fatimids và khởi đầu triều đại Ayyubid (dòng Hồi giáo Sunni Thổ Nhĩ Kỳ), tự hào với nhiều di tích được những người cai trị Nur al Din và Saladin xây dựng trong thời này. Triều đại Ayyubid chấm dứt ở Damascus khi Mông Cổ xâm lược Syria rồi bị đế chế Mamluk đánh bại năm 1260. Damascus trở thành một tỉnh của Mamluk Ai Cập cho tới năm 1516. Ảnh: Một trong các bản đồ Damascus cổ nhất năm 1585 (Braun và Hogenberg).
Năm 1516, vua Salim I của đế quốc Ottoman đánh chiếm Damascus và cai trị nó trong 4 thế kỷ, cho tới thế chiến I. Năm 1918, thành phố được giải phóng và trở thành thủ đô của nhà nước Syria mới. Nhưng nhà nước Syria lại bị Anh, Pháp đánh chiếm, tàn phá nặng nề và đến năm 1946 mới thật sự giành được độc lập từ tay người Pháp. Ảnh: Damascus hoang tàn khi người Pháp đã bỏ đi năm 1946 (Ewas.us).
Từ đó trở đi, Damas nói riêng và Syria nói chung đã có sự phát triển, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đáng kể, vai trò chính trị được củng cố và chứng kiến những thay đổi lớn trong 50 năm gần đây. Ảnh: Toàn cảnh Damascus ngày nay nhìn từ núi Qassioun (Wikipedia).
Ngày nay, Damascus là một sự pha trộn kỳ diệu giữa mới và cũ, các ngôi nhà, khách sạn, các tòa nhà chính phủ mới ở khu hiện đại cùng có mặt với hơn 200 đền thờ Hồi giáo và những ngôi nhà một tầng theo phong cách Damas nổi tiếng ở thành phố cũ. Ảnh: Một con đường tiêu biểu ở Damas cũ (Wikipedia).
Damascus nổi tiếng với các khu chợ phương Đông (bazaar) là các cửa hàng, quầy hàng và quán cà phê dọc theo các con đường. Một trong số này là đường “Straigh” liên quan tới sự cải đạo sang Thiên Chúa giáo của thánh Saint Paul đã được nêu trong Kinh Thánh. Ảnh: Con đường thần thánh “Straigh” ở Damascus ngày nay (Wikipedia).
Hiện nay Damascus là trung tâm kinh tế của Syria. Theo một bài viết trên Syria Deeply, dân số thành phố tháng 3-2017 ước tính khoảng 9-11 triệu người, đã bao gồm dòng người tị nạn và di tản (trước chiến tranh Syria con số này là 5 triệu người). Một du khách hy vọng, khi chiến tranh kết thúc, Damascus sẽ lại là “Nữ hoàng Trung Đông”, theo TripAdvisor tháng 2 năm nay. Ảnh: Quảng trường Martyr ở trung tâm Damas, lá phổi của Damas hiện đại (Looklex).