Hủ tục đám cưới ma hay còn gọi minh hôn xuất hiện ở Trung Quốc từ rất lâu nhưng không ai biết thời điểm chính xác tập tục này ra đời khi nào.Theo một số giai thoại và điển tích, Tào Xung - con trai của Tào Tháo không may chết yểu khi chưa cưới vợ. Vì vậy, Tào Tháo sai người tìm một tiểu thư gia đình quyền quý đã chết để kết duyên âm với Tào Xung.Sau một thời gian tìm kiếm, gia đình Tào Tháo biết được nhà họ Chân có con gái chết yểu và cũng chưa kết hôn. Vì vậy, hai bên gia đình gặp mặt và bàn bạc việc tổ chức đám cưới ma. Kết thúc hôn lễ, tiểu thư nhà họ Chân được chôn cùng khu mộ với Tào Xung để hai người ở bên nhau bầu bạn như vợ chồng tại cõi âm.Các ghi chép lịch sử viết rằng, hủ tục minh hôn phát triển mạnh nhất là vào thời nhà Tống. Theo quan niệm dân gian, những nam nữ chưa kết hôn không may chết trẻ thì cha mẹ cần phải tổ chức đám cưới ma cho họ. Việc làm này giúp linh hồn người quá cố siêu thoát và không còn cảm thấy cô đơn khi ở thế giới cõi âm.Theo thời gian, hủ tục đám cưới ma biến tướng khi không chỉ kết duyên vợ chồng cho 2 người đã mất mà còn tổ chức đám cưới cho một người đã chết với một người còn sống.Nếu gia đình không tổ chức đám cưới ma cho những thanh niên trẻ chưa có chồng hoặc vợ thì linh hồn người quá cố sẽ quay trở về quấy nhiễu người thân khiến họ gặp nhiều xui xẻo.Không những vậy, người xưa tin rằng, nếu không tổ chức đám cưới ma thì sẽ ảnh hưởng đến sự hưng thịnh của gia tộc về sau. Vì vậy, những đám cưới cho người chết được tổ chức để hóa giải vận hạn, điều xui xẻo cho gia đình.Xuất phát từ nhu cầu tổ chức đám cưới ma, một số gia đình tìm đến những người trung gian để tìm kiếm những mối hôn sự phù hợp cho con cái. Những người trung gian sẽ tìm kiếm những gia đình có con chết trẻ chưa lập gia đình để cùng tổ chức đám cưới ma.Thế nhưng, hủ tục rùng rợn này kéo theo những tội ác ghê rợn khi một số tên tội phạm lén đào trộm mộ, đánh cắp xác chết và đem bán cho những người có nhu cầu lo hậu sự cho con cái. Hãi hùng hơn, một số tên tội phạm còn có hành động man rợ là giết người rồi bán xác cho người mua với giá cao.Từ đó, hủ tục đám cưới ma trở thành vấn nạn xã hội, gieo rắc nỗi ám ảnh kinh hoàng cho nhiều người. Trước những hệ lụy nguy hiểm từ các đám cưới ma, chính phủ Trung Quốc đã cấm người dân thực hiện hủ tục này từ năm 1949. Mời độc giả xem video: 2 người Trung Quốc nhốt người tống tiền ở Đà Nẵng, bị bắt ở Hậu Giang. Nguồn: THĐT1.
Hủ tục đám cưới ma hay còn gọi minh hôn xuất hiện ở Trung Quốc từ rất lâu nhưng không ai biết thời điểm chính xác tập tục này ra đời khi nào.
Theo một số giai thoại và điển tích, Tào Xung - con trai của Tào Tháo không may chết yểu khi chưa cưới vợ. Vì vậy, Tào Tháo sai người tìm một tiểu thư gia đình quyền quý đã chết để kết duyên âm với Tào Xung.
Sau một thời gian tìm kiếm, gia đình Tào Tháo biết được nhà họ Chân có con gái chết yểu và cũng chưa kết hôn. Vì vậy, hai bên gia đình gặp mặt và bàn bạc việc tổ chức đám cưới ma. Kết thúc hôn lễ, tiểu thư nhà họ Chân được chôn cùng khu mộ với Tào Xung để hai người ở bên nhau bầu bạn như vợ chồng tại cõi âm.
Các ghi chép lịch sử viết rằng, hủ tục minh hôn phát triển mạnh nhất là vào thời nhà Tống. Theo quan niệm dân gian, những nam nữ chưa kết hôn không may chết trẻ thì cha mẹ cần phải tổ chức đám cưới ma cho họ. Việc làm này giúp linh hồn người quá cố siêu thoát và không còn cảm thấy cô đơn khi ở thế giới cõi âm.
Theo thời gian, hủ tục đám cưới ma biến tướng khi không chỉ kết duyên vợ chồng cho 2 người đã mất mà còn tổ chức đám cưới cho một người đã chết với một người còn sống.
Nếu gia đình không tổ chức đám cưới ma cho những thanh niên trẻ chưa có chồng hoặc vợ thì linh hồn người quá cố sẽ quay trở về quấy nhiễu người thân khiến họ gặp nhiều xui xẻo.
Không những vậy, người xưa tin rằng, nếu không tổ chức đám cưới ma thì sẽ ảnh hưởng đến sự hưng thịnh của gia tộc về sau. Vì vậy, những đám cưới cho người chết được tổ chức để hóa giải vận hạn, điều xui xẻo cho gia đình.
Xuất phát từ nhu cầu tổ chức đám cưới ma, một số gia đình tìm đến những người trung gian để tìm kiếm những mối hôn sự phù hợp cho con cái. Những người trung gian sẽ tìm kiếm những gia đình có con chết trẻ chưa lập gia đình để cùng tổ chức đám cưới ma.
Thế nhưng, hủ tục rùng rợn này kéo theo những tội ác ghê rợn khi một số tên tội phạm lén đào trộm mộ, đánh cắp xác chết và đem bán cho những người có nhu cầu lo hậu sự cho con cái. Hãi hùng hơn, một số tên tội phạm còn có hành động man rợ là giết người rồi bán xác cho người mua với giá cao.
Từ đó, hủ tục đám cưới ma trở thành vấn nạn xã hội, gieo rắc nỗi ám ảnh kinh hoàng cho nhiều người. Trước những hệ lụy nguy hiểm từ các đám cưới ma, chính phủ Trung Quốc đã cấm người dân thực hiện hủ tục này từ năm 1949.
Mời độc giả xem video: 2 người Trung Quốc nhốt người tống tiền ở Đà Nẵng, bị bắt ở Hậu Giang. Nguồn: THĐT1.