Giữa công viên Biển Đông bên bãi biển Phạm Văn Đồng ở thành phố Đà Nẵng có một bức tượng bằng đá trắng khá lạ mắt, khiến những du khách đi qua đây không khỏi cảm thấy tò mò.Tượng được tạo tác với các hình khối đơn giản, thể hiện hình ảnh hai bầu vú no tròn bao bọc một quả trứng to, đặt trên bệ tượng hình hộp, ốp đá hoa cương đen, mỗi chiều khoảng 3 mét. Bức tượng không ghi tên tác phẩm, tác giả, thường được người dân địa phương gọi là tượng Mẹ Âu Cơ.Theo bài viết “Đôi điều về tác phẩm Mẹ Âu Cơ” của tác giả Nguyễn Đình An đăng trên Tạp chí Non Nước (Liên hiệp các Hội Văn học - Nghệ thuật Đà Nẵng) số 167 - tháng 6/2011 thì tác giả bức tượng là nhà điêu khắc Lê Công Thành, người gốc Đà Nẵng, sống ở Hà Nội.Bài viết cho biết, năm 2006, trong một chuyến vào Đà Nẵng, khi đứng ở bãi biển đầu đường Phạm Văn Đồng, ông Lê Công Thành đã lặng người đi và bảo đây là “huyệt đạo” thiêng của Đà Nẵng. Đầu năm 2007, ông về Đà Nẵng và quyết tâm dựng tượng Người mẹ và bọc trứng – Mẹ Âu Cơ ở quê nhà.Ngày 8/5/2007, ông Thành gặp Bí thư Đà Nẵng Nguyễn Bá Thanh và trình bày ý tưởng xây tượng. Ông không đòi hỏi kinh phí, chỉ yêu cầu thành phố cho đặt tượng ở đúng vị trí ông yêu cầu, để ông định ngày giờ đặt tượng lên bệ. Nếu thành phố không ưng thì ông sẽ dời tượng, không đòi hỏi đền bù.Ông Nguyễn Bá Thanh đã chấp nhận và giao cho các cơ quan, doanh nghiệp liên quan thực hiện các yêu cầu liên quan đến tác phẩm của nhà điêu khắc. Ông Thành đã tự đi mua vật liệu, cho dựng lán trại che kín bốn phía tại công trường và huy động các nghệ nhân, thợ đá đục đẽo suốt ngày đêm.Tác phẩm Mẹ Âu Cơ được hoàn thành trong 45 ngày. Đúng nửa đêm 30/6/2007, các khối đá trắng được đặt đúng vị trí. 7h30 phút sáng ngày 1/7/2007, Bí thư Nguyễn Bá Thanh đến chứng kiến sự hoàn công, bắt tay nhà điêu khắc, hai người đều im lặng.Được biết, ông Lê Công Thành sinh năm 1931, là một nhà điêu khắc nổi tiếng với nhiều bức tượng ngoài trời được dựng khắp đất nước. Ông thường không đặt tên các bức tượng của mình, để người dân có thể tự đặt tên.Theo đánh giá của các nhà phê bình nghệ thuật, "Mẹ Âu Cơ" ở Đà Nẵng là tác phẩm đẹp ở sự cô đọng về ý tưởng, hiện đại về hình thức trong một ngôn ngữ điêu khắc mang tính tượng trưng và hài hòa với cảnh quan của công viên Biển Đông.Bên cạnh đó, tác phẩm còn có mang một ý nghĩa hướng về nguồn cội sâu sắc khi khắc họa hình ảnh Mẹ Âu Cơ - nhân vật huyền thoại có thể được coi là người phụ nữ Việt Nam đầu tiên hiện diện trong lịch sử dân tộc và trong tâm linh của những người con nước Việt.Mời quý độc giả xem video: Toàn cảnh TP Đà Nẵng nhìn từ trên cao qua ống kính flycam.
Giữa công viên Biển Đông bên bãi biển Phạm Văn Đồng ở thành phố Đà Nẵng có một bức tượng bằng đá trắng khá lạ mắt, khiến những du khách đi qua đây không khỏi cảm thấy tò mò.
Tượng được tạo tác với các hình khối đơn giản, thể hiện hình ảnh hai bầu vú no tròn bao bọc một quả trứng to, đặt trên bệ tượng hình hộp, ốp đá hoa cương đen, mỗi chiều khoảng 3 mét. Bức tượng không ghi tên tác phẩm, tác giả, thường được người dân địa phương gọi là tượng Mẹ Âu Cơ.
Theo bài viết “Đôi điều về tác phẩm Mẹ Âu Cơ” của tác giả Nguyễn Đình An đăng trên Tạp chí Non Nước (Liên hiệp các Hội Văn học - Nghệ thuật Đà Nẵng) số 167 - tháng 6/2011 thì tác giả bức tượng là nhà điêu khắc Lê Công Thành, người gốc Đà Nẵng, sống ở Hà Nội.
Bài viết cho biết, năm 2006, trong một chuyến vào Đà Nẵng, khi đứng ở bãi biển đầu đường Phạm Văn Đồng, ông Lê Công Thành đã lặng người đi và bảo đây là “huyệt đạo” thiêng của Đà Nẵng. Đầu năm 2007, ông về Đà Nẵng và quyết tâm dựng tượng Người mẹ và bọc trứng – Mẹ Âu Cơ ở quê nhà.
Ngày 8/5/2007, ông Thành gặp Bí thư Đà Nẵng Nguyễn Bá Thanh và trình bày ý tưởng xây tượng. Ông không đòi hỏi kinh phí, chỉ yêu cầu thành phố cho đặt tượng ở đúng vị trí ông yêu cầu, để ông định ngày giờ đặt tượng lên bệ. Nếu thành phố không ưng thì ông sẽ dời tượng, không đòi hỏi đền bù.
Ông Nguyễn Bá Thanh đã chấp nhận và giao cho các cơ quan, doanh nghiệp liên quan thực hiện các yêu cầu liên quan đến tác phẩm của nhà điêu khắc. Ông Thành đã tự đi mua vật liệu, cho dựng lán trại che kín bốn phía tại công trường và huy động các nghệ nhân, thợ đá đục đẽo suốt ngày đêm.
Tác phẩm Mẹ Âu Cơ được hoàn thành trong 45 ngày. Đúng nửa đêm 30/6/2007, các khối đá trắng được đặt đúng vị trí. 7h30 phút sáng ngày 1/7/2007, Bí thư Nguyễn Bá Thanh đến chứng kiến sự hoàn công, bắt tay nhà điêu khắc, hai người đều im lặng.
Được biết, ông Lê Công Thành sinh năm 1931, là một nhà điêu khắc nổi tiếng với nhiều bức tượng ngoài trời được dựng khắp đất nước. Ông thường không đặt tên các bức tượng của mình, để người dân có thể tự đặt tên.
Theo đánh giá của các nhà phê bình nghệ thuật, "Mẹ Âu Cơ" ở Đà Nẵng là tác phẩm đẹp ở sự cô đọng về ý tưởng, hiện đại về hình thức trong một ngôn ngữ điêu khắc mang tính tượng trưng và hài hòa với cảnh quan của công viên Biển Đông.
Bên cạnh đó, tác phẩm còn có mang một ý nghĩa hướng về nguồn cội sâu sắc khi khắc họa hình ảnh Mẹ Âu Cơ - nhân vật huyền thoại có thể được coi là người phụ nữ Việt Nam đầu tiên hiện diện trong lịch sử dân tộc và trong tâm linh của những người con nước Việt.
Mời quý độc giả xem video: Toàn cảnh TP Đà Nẵng nhìn từ trên cao qua ống kính flycam.