1. Kênh Vĩnh Tế (Vĩnh Tế hà), được khắc trên Cao đỉnh, chiếc đỉnh đầu tiên trong Cửu Đỉnh nhà Nguyễn. Đây là con kênh đào vĩ đại ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long được vua Gia Long cho khởi công vào năm 1819. 2. Kênh Bến Nghé (Ngưu Chữ giang), được khắc trên Cao đỉnh. Con kênh này là một huyết mạch giao thông đường thủy ở Sài Gòn - Gia Định xưa và TP HCM ngày nay. 3. Sông Phổ Lợi (Phổ Lợi hà), được khắc trên Nhân đỉnh. Đây là con sông do vua Minh Mạng cho đào năm 1835, nối sông Hương với cửa biển Thuận An, có vai trò giao thông và thủy lợi quan trọng với kinh thành Huế xưa. 4. Sông Hương (Hương giang), được khắc trên Nhân đỉnh. Đây là dòng sông mang tính biểu tượng chảy qua kinh thành Huế (được thể hiện qua bức tường gạch trong hình khắc). 5. Sông Lợi Nông (Lợi Nông hà), được khắc trên Chương đỉnh. Con sông này ngày nay được gọi là sông An Cựu, chi lưu của sông Hương ở phía Nam kinh thành Huế. 6. Sông Linh (Linh giang), được khắc trên Chương đỉnh. Sông Linh là một tên gọi cũ của sông Gianh. Dòng sông này nằm ở Quảng Bình, từng là ranh giới giữa Đàng Trong và Đàng Ngoài thời Trịnh - Nguyễn phân tranh. 7. Sông Mã (Mã giang), được khắc trên Anh đỉnh. Đây là một con sông lớn ở miền Bắc, chảy qua các tỉnh Điện Biên, Sơn La, Thanh Hóa. 8. Sông Lô (Lô hà), được khắc trên Anh đỉnh. Con sông này là phụ lưu tả ngạn của sông Hồng ở khu vực miền núi phía Bắc. 9. Sông Cửu An (Cửu An hà), được khắc trên Nghị đỉnh. Con sông này có vai trò quan trọng với nông nghiệp ở khu vực Hài Dương, Hưng Yên. 10. Sông Bạch Đằng (Bạch Đằng giang), được khắc trên Nghị đỉnh. Đây là dòng sông gắn với những chiến thắng huyền thoại của người Việt trước quân xâm lược phương Bắc. 11. Sông Vĩnh Định (Vĩnh Định hà), được khắc trên Thuần đỉnh. Đây là con sông đào vua Minh Mạng cho khởi công ở Quảng Trị năm 1824. 12. Sông Thạch Hãn (Thạch Hãn giang), được khắc trên Thuần đỉnh. Con sông này có vai trò quan trọng về giao thông và thủy lợi ở Quảng Trị. 13. Sông Nhĩ (Nhĩ hà), được khắc trên Tuyên đỉnh. Sông Nhĩ là tên gọi cũ của sông Hồng, hệ thống sông lớn nhất của miền Bắc. 14. Sông Lam (Lam giang) được khắc trên Tuyên đỉnh. Sông Lam cùng với núi Hồng Lĩnh được coi là biểu tượng của xứ Nghệ (Nghệ An và Hà Tĩnh ngày nay). 15. Sông Vĩnh Điện (Vĩnh Điện hà), được khắc trên Dụ đỉnh. Đây là một con sông chảy qua đất Quảng Nam - Đà Nẵng. 16. Sông Vệ (Vệ giang), được khắc trên Dụ đỉnh. Con sông này nằm ở Quảng Ngãi. 17. Sông Tiền và sông Hậu (Hậu giang, Tiền giang), được khắc trên Huyền đỉnh. Đây là hai dòng sông chính của đồng bằng sông Cửu Long. 18. Sông Thao (Thao hà), được khắc trên Huyền đỉnh. Sông Thao là dòng sông lớn có vai trò quan trọng với giao thông và thủy lợi ở đất tổ Phú Thọ.Mời quý độc giả xem video: Việt Nam quê hương tôi. (Nguồn: Yotube).
1. Kênh Vĩnh Tế (Vĩnh Tế hà), được khắc trên Cao đỉnh, chiếc đỉnh đầu tiên trong Cửu Đỉnh nhà Nguyễn. Đây là con kênh đào vĩ đại ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long được vua Gia Long cho khởi công vào năm 1819.
2. Kênh Bến Nghé (Ngưu Chữ giang), được khắc trên Cao đỉnh. Con kênh này là một huyết mạch giao thông đường thủy ở Sài Gòn - Gia Định xưa và TP HCM ngày nay.
3. Sông Phổ Lợi (Phổ Lợi hà), được khắc trên Nhân đỉnh. Đây là con sông do vua Minh Mạng cho đào năm 1835, nối sông Hương với cửa biển Thuận An, có vai trò giao thông và thủy lợi quan trọng với kinh thành Huế xưa.
4. Sông Hương (Hương giang), được khắc trên Nhân đỉnh. Đây là dòng sông mang tính biểu tượng chảy qua kinh thành Huế (được thể hiện qua bức tường gạch trong hình khắc).
5. Sông Lợi Nông (Lợi Nông hà), được khắc trên Chương đỉnh. Con sông này ngày nay được gọi là sông An Cựu, chi lưu của sông Hương ở phía Nam kinh thành Huế.
6. Sông Linh (Linh giang), được khắc trên Chương đỉnh. Sông Linh là một tên gọi cũ của sông Gianh. Dòng sông này nằm ở Quảng Bình, từng là ranh giới giữa Đàng Trong và Đàng Ngoài thời Trịnh - Nguyễn phân tranh.
7. Sông Mã (Mã giang), được khắc trên Anh đỉnh. Đây là một con sông lớn ở miền Bắc, chảy qua các tỉnh Điện Biên, Sơn La, Thanh Hóa.
8. Sông Lô (Lô hà), được khắc trên Anh đỉnh. Con sông này là phụ lưu tả ngạn của sông Hồng ở khu vực miền núi phía Bắc.
9. Sông Cửu An (Cửu An hà), được khắc trên Nghị đỉnh. Con sông này có vai trò quan trọng với nông nghiệp ở khu vực Hài Dương, Hưng Yên.
10. Sông Bạch Đằng (Bạch Đằng giang), được khắc trên Nghị đỉnh. Đây là dòng sông gắn với những chiến thắng huyền thoại của người Việt trước quân xâm lược phương Bắc.
11. Sông Vĩnh Định (Vĩnh Định hà), được khắc trên Thuần đỉnh. Đây là con sông đào vua Minh Mạng cho khởi công ở Quảng Trị năm 1824.
12. Sông Thạch Hãn (Thạch Hãn giang), được khắc trên Thuần đỉnh. Con sông này có vai trò quan trọng về giao thông và thủy lợi ở Quảng Trị.
13. Sông Nhĩ (Nhĩ hà), được khắc trên Tuyên đỉnh. Sông Nhĩ là tên gọi cũ của sông Hồng, hệ thống sông lớn nhất của miền Bắc.
14. Sông Lam (Lam giang) được khắc trên Tuyên đỉnh. Sông Lam cùng với núi Hồng Lĩnh được coi là biểu tượng của xứ Nghệ (Nghệ An và Hà Tĩnh ngày nay).
15. Sông Vĩnh Điện (Vĩnh Điện hà), được khắc trên Dụ đỉnh. Đây là một con sông chảy qua đất Quảng Nam - Đà Nẵng.
16. Sông Vệ (Vệ giang), được khắc trên Dụ đỉnh. Con sông này nằm ở Quảng Ngãi.
17. Sông Tiền và sông Hậu (Hậu giang, Tiền giang), được khắc trên Huyền đỉnh. Đây là hai dòng sông chính của đồng bằng sông Cửu Long.
18. Sông Thao (Thao hà), được khắc trên Huyền đỉnh. Sông Thao là dòng sông lớn có vai trò quan trọng với giao thông và thủy lợi ở đất tổ Phú Thọ.
Mời quý độc giả xem video: Việt Nam quê hương tôi. (Nguồn: Yotube).