Bến phà Gianh là di tích lịch sử đặc biệt của hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ ở Quảng Bình. Di tích này gồm hai bến phà nằm ở hạ Lưu sông Gianh, bến đầu tiên cách cửa biển về phía Tây 2 km (bến phà I), bến kia cách cửa biển 7 km (bến phà II).Ngược dòng lịch sử, bến phà Gianh được thực dân Pháp xây dựng trêm Quốc lộ 1 vào năm 1886. Trong giai đoạn kháng chiến chống Pháp (1947-1954), quâm Pháp đóng đồn ở Thanh Khê, ngay cạnh bờ Nam bến phà Gianh nhằm bảo vệ đường chuyển quân trên Quốc lộ 1.Khi đó, đoạn Quốc lộ 1 từ bờ Bắc phà Gianh trở ra bị nhân dân, du kích ta triệt để phá hoại. Vì vậy, giặc Pháp không thể sử dụng được. Bến phà Gianh ngừng hoạt động.Năm 1954, hòa bình lập lại trên miền Bắc. Thực hiện kế hoạch hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục kinh tế, việc khôi phục bến phà Gianh trở thành nhu cầu cấp thiết. Bằng tinh thần lao động cần cù, chỉ trong một thời gian ngắn, bến phà Gianh bị bỏ hoang từ lâu đã được sửa chữa, phục hồi và đi vào hoạt động.Năm 1960, bến phà Gianh xưa không còn đáp ứng được yêu cầu cho việc chi viện sức người, sức của cho tiền tuyến lớn miền Nam, Bộ Giao thông Vận tải quyết định xây bến phà Gianh mới, chuyển lên phía thượng lưu, vị trí sông hẹp nhất cách xa cửa Gianh 7 km.Bến phà mới có qui mô lớn hơn nhiều so với trước đây, được gọi là bến phà II. Kể từ đó, bến phà cũ mặc nhiên được gọi là bến phà I.Thất bại trong chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”, đế quốc Mỹ chuyển sang chiến lược “Chiến tranh cục bộ” ở miền Nam và tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc. Ở Quảng Bình, máy bay Mỹ đánh vào cửa Roòn, cửa Gianh. Các lực lương của ta trong vùng đã tổ chức lực lượng phối hợp chặt chẽ đánh trả địch quyết liệt.Lúc này, cán bộ chiến sỹ phà Gianh thực hiện vượt sông ở cả 2 bến. Nếu bến phà I bị tắc đường thì sử dụng bến phà II và ngược lại. Ngoài ra, chúng ta còn xây dựng các bến phụ, lập phương án điều hành các đoàn xe vượt sông theo các tình huống khác nhau được chuẩn bị từ trước.Ở các điểm vượt sông đều có phương án “4 trước”: Đề án thiết kế trước, vật liệu thi công chuẩn bị sẵn trước, bố trí lực lượng thi công trước và phân công người chỉ huy trước. Nhờ vậy, bến phà Gianh tuy gặp vô vàn khó khăn nhưng vẫn đảm bảo mạch máu giao thông thông suốt, chi viện kịp thời cho cuộc chiến đấu của quân và dân ta ở chiến trường miền Nam.Trong suốt giai đoạn kháng chiến chống Mỹ, khẩu hiệu hành động “Đầu đội bom, chân bám phà, tay lái, tay súng, miệng hát bài ca chiến thắng” đã trở thành phong trào cách mạng trong toàn đơn vị bảo vệ bến phà Gianh.Mặc dù đã huy động đến mức cao nhất lực lượng và vũ khí tập trung đánh phá có tính hủy diệt các mục tiêu quân sự, kinh tế... nhưng địch vẫn không ngăn nổi sự chi viện của đồng bào, chiến sỹ miền Bắc cho cuộc đấu tranh thống nhất Tổ quốc của đồng bào, chiến sỹ miền Nam.Trong thành tích chung của quân dân Quảng Bình có sự cống hiến xuất sắc của cán bộ, chiến sỹ bến phà Gianh trên mặt trận đảm bảo giao thông. Nhiều gương hy sinh anh dũng của cán bộ, chiến sỹ bến phà Gianh đã xuất hiện, chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam được phát huy cao độ trên mặt trận giao thông vận tải.Sau ngày đất nước thống nhất, bến Phà Gianh tiếp tục đảm nhận vai trò đưa hành khách, hàng hóa và các phương tiện lưu thông qua lại trên dòng sông lịch sử cho đến năm 1998, khi cầu Gianh được khánh thành.Cũng trong năm 1998, bến phà Gianh đã được công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia của Việt Nam.Mời quý độc giả xem video: Nghe ca khúc Việt Nam quê hương tôi.
Bến phà Gianh là di tích lịch sử đặc biệt của hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ ở Quảng Bình. Di tích này gồm hai bến phà nằm ở hạ Lưu sông Gianh, bến đầu tiên cách cửa biển về phía Tây 2 km (bến phà I), bến kia cách cửa biển 7 km (bến phà II).
Ngược dòng lịch sử, bến phà Gianh được thực dân Pháp xây dựng trêm Quốc lộ 1 vào năm 1886. Trong giai đoạn kháng chiến chống Pháp (1947-1954), quâm Pháp đóng đồn ở Thanh Khê, ngay cạnh bờ Nam bến phà Gianh nhằm bảo vệ đường chuyển quân trên Quốc lộ 1.
Khi đó, đoạn Quốc lộ 1 từ bờ Bắc phà Gianh trở ra bị nhân dân, du kích ta triệt để phá hoại. Vì vậy, giặc Pháp không thể sử dụng được. Bến phà Gianh ngừng hoạt động.
Năm 1954, hòa bình lập lại trên miền Bắc. Thực hiện kế hoạch hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục kinh tế, việc khôi phục bến phà Gianh trở thành nhu cầu cấp thiết. Bằng tinh thần lao động cần cù, chỉ trong một thời gian ngắn, bến phà Gianh bị bỏ hoang từ lâu đã được sửa chữa, phục hồi và đi vào hoạt động.
Năm 1960, bến phà Gianh xưa không còn đáp ứng được yêu cầu cho việc chi viện sức người, sức của cho tiền tuyến lớn miền Nam, Bộ Giao thông Vận tải quyết định xây bến phà Gianh mới, chuyển lên phía thượng lưu, vị trí sông hẹp nhất cách xa cửa Gianh 7 km.
Bến phà mới có qui mô lớn hơn nhiều so với trước đây, được gọi là bến phà II. Kể từ đó, bến phà cũ mặc nhiên được gọi là bến phà I.
Thất bại trong chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”, đế quốc Mỹ chuyển sang chiến lược “Chiến tranh cục bộ” ở miền Nam và tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc. Ở Quảng Bình, máy bay Mỹ đánh vào cửa Roòn, cửa Gianh. Các lực lương của ta trong vùng đã tổ chức lực lượng phối hợp chặt chẽ đánh trả địch quyết liệt.
Lúc này, cán bộ chiến sỹ phà Gianh thực hiện vượt sông ở cả 2 bến. Nếu bến phà I bị tắc đường thì sử dụng bến phà II và ngược lại. Ngoài ra, chúng ta còn xây dựng các bến phụ, lập phương án điều hành các đoàn xe vượt sông theo các tình huống khác nhau được chuẩn bị từ trước.
Ở các điểm vượt sông đều có phương án “4 trước”: Đề án thiết kế trước, vật liệu thi công chuẩn bị sẵn trước, bố trí lực lượng thi công trước và phân công người chỉ huy trước. Nhờ vậy, bến phà Gianh tuy gặp vô vàn khó khăn nhưng vẫn đảm bảo mạch máu giao thông thông suốt, chi viện kịp thời cho cuộc chiến đấu của quân và dân ta ở chiến trường miền Nam.
Trong suốt giai đoạn kháng chiến chống Mỹ, khẩu hiệu hành động “Đầu đội bom, chân bám phà, tay lái, tay súng, miệng hát bài ca chiến thắng” đã trở thành phong trào cách mạng trong toàn đơn vị bảo vệ bến phà Gianh.
Mặc dù đã huy động đến mức cao nhất lực lượng và vũ khí tập trung đánh phá có tính hủy diệt các mục tiêu quân sự, kinh tế... nhưng địch vẫn không ngăn nổi sự chi viện của đồng bào, chiến sỹ miền Bắc cho cuộc đấu tranh thống nhất Tổ quốc của đồng bào, chiến sỹ miền Nam.
Trong thành tích chung của quân dân Quảng Bình có sự cống hiến xuất sắc của cán bộ, chiến sỹ bến phà Gianh trên mặt trận đảm bảo giao thông. Nhiều gương hy sinh anh dũng của cán bộ, chiến sỹ bến phà Gianh đã xuất hiện, chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam được phát huy cao độ trên mặt trận giao thông vận tải.
Sau ngày đất nước thống nhất, bến Phà Gianh tiếp tục đảm nhận vai trò đưa hành khách, hàng hóa và các phương tiện lưu thông qua lại trên dòng sông lịch sử cho đến năm 1998, khi cầu Gianh được khánh thành.
Cũng trong năm 1998, bến phà Gianh đã được công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia của Việt Nam.
Mời quý độc giả xem video: Nghe ca khúc Việt Nam quê hương tôi.