Một sự kiện đặc biệt xảy ra trong lịch sử nước Anh là việc " bốc hơi" 11 ngày trong năm 1752.Cụ thể, lịch tháng 9/1752 của người dân Anh không có 11 ngày, tức kể từ ngày 3 - 13/9. Theo đó, không có bất cứ người dân nào ở xứ sở sương mù chào đời trong khoảng thời gian trên.Nhiều người không khỏi tò mò vì sao tháng 9/1752 ở Anh thiếu 11 ngày. Bí mật này được giới chuyên gia giải đáp.Theo các nhà nghiên cứu lịch sử, trước năm 1582, người dân ở châu Âu và các thuộc địa sử dụng bộ lịch dựa trên lịch Julian được Hoàng đế Julius Caesar đưa ra năm 46 trước Công nguyên.Theo bộ lịch Julian, một năm có 365,25 ngày. Tuy nhiên, độ dài của năm mặt trời là 365,242216 ngày. Vì vậy, lịch Julian dài hơn khoảng 0,0078 ngày so với cách tính theo năm mặt trời, tức là khoảng 11 phút 14 giây.Để cân bằng sự khác biệt giữa năm theo lịch và chu kỳ của mặt trời thì cứ 400 năm phải bỏ bớt 3 ngày cho năm nhuận. Tính đến năm 1582, sự chênh lệch giữa 2 cách tính số ngày trong năm như trên lên đến 10 ngày.Vào năm 1582, lịch Gregory do Giáo hoàng Gregory XIII đưa ra và được áp dụng ở nhiều nước.Những nước đầu tiên sử dụng lịch Gregory quyết định bỏ 10 ngày trong tháng 10/1582 để cho lịch trùng khớp với nhau.Vương quốc Anh là một trong những nước không áp dụng lịch Gregory ngay khi Giáo hoàng Gregory XIII đưa ra.Mãi tới năm 1752, chính quyền Anh mới quyết định sử dụng lịch Gregory. Vì vậy, Anh phải bỏ bớt 11 ngày trong lịch (tức từ ngày 3 - 13/9/1752) để trùng khớp thời gian với các nước.
Mời độc giả xem video: Vợ chồng Hoàng tử nước Anh thành... dân thường. Nguồn: VTC Now.
Một sự kiện đặc biệt xảy ra trong lịch sử nước Anh là việc " bốc hơi" 11 ngày trong năm 1752.
Cụ thể, lịch tháng 9/1752 của người dân Anh không có 11 ngày, tức kể từ ngày 3 - 13/9. Theo đó, không có bất cứ người dân nào ở xứ sở sương mù chào đời trong khoảng thời gian trên.
Nhiều người không khỏi tò mò vì sao tháng 9/1752 ở Anh thiếu 11 ngày. Bí mật này được giới chuyên gia giải đáp.
Theo các nhà nghiên cứu lịch sử, trước năm 1582, người dân ở châu Âu và các thuộc địa sử dụng bộ lịch dựa trên lịch Julian được Hoàng đế Julius Caesar đưa ra năm 46 trước Công nguyên.
Theo bộ lịch Julian, một năm có 365,25 ngày. Tuy nhiên, độ dài của năm mặt trời là 365,242216 ngày. Vì vậy, lịch Julian dài hơn khoảng 0,0078 ngày so với cách tính theo năm mặt trời, tức là khoảng 11 phút 14 giây.
Để cân bằng sự khác biệt giữa năm theo lịch và chu kỳ của mặt trời thì cứ 400 năm phải bỏ bớt 3 ngày cho năm nhuận. Tính đến năm 1582, sự chênh lệch giữa 2 cách tính số ngày trong năm như trên lên đến 10 ngày.
Vào năm 1582, lịch Gregory do Giáo hoàng Gregory XIII đưa ra và được áp dụng ở nhiều nước.
Những nước đầu tiên sử dụng lịch Gregory quyết định bỏ 10 ngày trong tháng 10/1582 để cho lịch trùng khớp với nhau.
Vương quốc Anh là một trong những nước không áp dụng lịch Gregory ngay khi Giáo hoàng Gregory XIII đưa ra.
Mãi tới năm 1752, chính quyền Anh mới quyết định sử dụng lịch Gregory. Vì vậy, Anh phải bỏ bớt 11 ngày trong lịch (tức từ ngày 3 - 13/9/1752) để trùng khớp thời gian với các nước.
Mời độc giả xem video: Vợ chồng Hoàng tử nước Anh thành... dân thường. Nguồn: VTC Now.