Vật dụng trong ảnh này là lịch đoi, còn có tên gọi là lịch tre, lịch Mường, là một công cụ tính lịch độc đáo của người Việt - Mường cổ mà ngày nay không nhiều người còn biết đến. Hiện vật được trưng bày trong Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam ở Hà Nội.Sở dĩ gọi là lịch đoi, bởi vì lịch này phân chia ngày tháng trong năm theo sự vận hành của sao đoi, hay sao tua rua. Khi sao đoi vượt qua mặt trăng, người xưa gọi đó là ngày đoi vào hay ngày ngậm đoi. Căn cứ vào các ngày đoi vào và sự chuyển dịch sao đoi mà người ta phân biệt ngày, tháng, trong một năm.Về cấu tạo, bộ lịch có 12 thanh tre, mỗi thanh dài khoảng 20 cm, tượng trưng cho một tháng. Mỗi tháng có 30 ngày, được chia thành 3 khoảng gọi là tuần, gồm có thượng tuần, trung tuần và hạ tuần. Mỗi tuần có 10 vạch tượng trưng cho các ngày.Đây được xem như lịch vạn sự của người Mường với những chỉ dẫn chọn ngày lành tháng tốt cho các công việc quan trọng trong đời sống. Theo đó, thượng tuần gọi là “ngày kâl”, thường được chọn để tổ chức cưới xin, khánh thành, xây nhà mới. Hạ tuần là những ngày hết trăng, được gọi là “ngày cối”.Trung tuần là 10 ngày giữa tháng, được gọi là “ngày loồng”, tức những ngày có trăng. Theo quan niệm của người Mường, người cõi âm hay lên ngắm trăng nên không nên làm việc quan trọng vào thời điểm này. Nhưng trẻ em sinh vào trung tuần sẽ trắng trẻo, thông minh, sáng dạ.Trong vạch của mỗi ngày lại có những kí hiệu đặc biệt để xác định ngày tốt, xấu cho từng việc cụ thể. Ví dụ, vạch nào hình chữ V gọi là ngày cá, vạch nào có một chấm ở trên gọi là ngày tiểu hao, hai chấm gọi là ngày hao, vạch hình mũi tên là ngày mưa bão.Số lượng và mật độ của các ngày này thay đổi theo từng tháng. Tháng nào nhiều vạch hình mũi tên thì tháng rất nhiều mưa bão, không nên gieo mạ, cấy lúa... Nếu vào ngày hao thì không nên đi buôn bán vì dễ bị thua lỗ...Lịch đoi chậm hơn lịch Âm khoảng 15 ngày, vì vậy mà người Mường ăn tết hai lần, một lần Tết Nguyên đán theo lịch Âm, và một lần ăn tết theo lịch đoi, gọi là ăn tết lại, tết đoi.Theo các nhà nghiên cứu, lịch đoi có thể đã xuất hiện từ thời kỳ Đông Sơn, là một di sản văn hóa của người Việt cổ mà người Mường là một nhánh phát triển.Trong nhiều thế kỷ, lịch đoi đã được gìn giữ bằng cách cha truyền con nối. Có thể nói, bộ lịch này là sự đúc kết tri thức qua nhiều thế hệ, là biểu hiện rực rỡ về nhận thức của người Việt - Mường xưa về thế giới.Cho đến đầu thê kỷ 20, lịch đoi vẫn được sử dụng ở khắp các xứ Mường. Tiếc rằng ngày nay bộ lịch độc đáo này đang dần bị thất truyền. Theo ghi nhận, chỉ còn những gia đình làm nghề thầy mo, thầy cúng ở xứ Mường Bi (nay là huyện Tân lạc, Hòa Bình) vẫn giữ gìn và sử dụng lịch đoi.Xem clip: Ca khúc Việt Nam quê hương tôi.
Vật dụng trong ảnh này là lịch đoi, còn có tên gọi là lịch tre, lịch Mường, là một công cụ tính lịch độc đáo của người Việt - Mường cổ mà ngày nay không nhiều người còn biết đến. Hiện vật được trưng bày trong Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam ở Hà Nội.
Sở dĩ gọi là lịch đoi, bởi vì lịch này phân chia ngày tháng trong năm theo sự vận hành của sao đoi, hay sao tua rua. Khi sao đoi vượt qua mặt trăng, người xưa gọi đó là ngày đoi vào hay ngày ngậm đoi. Căn cứ vào các ngày đoi vào và sự chuyển dịch sao đoi mà người ta phân biệt ngày, tháng, trong một năm.
Về cấu tạo, bộ lịch có 12 thanh tre, mỗi thanh dài khoảng 20 cm, tượng trưng cho một tháng. Mỗi tháng có 30 ngày, được chia thành 3 khoảng gọi là tuần, gồm có thượng tuần, trung tuần và hạ tuần. Mỗi tuần có 10 vạch tượng trưng cho các ngày.
Đây được xem như lịch vạn sự của người Mường với những chỉ dẫn chọn ngày lành tháng tốt cho các công việc quan trọng trong đời sống. Theo đó, thượng tuần gọi là “ngày kâl”, thường được chọn để tổ chức cưới xin, khánh thành, xây nhà mới. Hạ tuần là những ngày hết trăng, được gọi là “ngày cối”.
Trung tuần là 10 ngày giữa tháng, được gọi là “ngày loồng”, tức những ngày có trăng. Theo quan niệm của người Mường, người cõi âm hay lên ngắm trăng nên không nên làm việc quan trọng vào thời điểm này. Nhưng trẻ em sinh vào trung tuần sẽ trắng trẻo, thông minh, sáng dạ.
Trong vạch của mỗi ngày lại có những kí hiệu đặc biệt để xác định ngày tốt, xấu cho từng việc cụ thể. Ví dụ, vạch nào hình chữ V gọi là ngày cá, vạch nào có một chấm ở trên gọi là ngày tiểu hao, hai chấm gọi là ngày hao, vạch hình mũi tên là ngày mưa bão.
Số lượng và mật độ của các ngày này thay đổi theo từng tháng. Tháng nào nhiều vạch hình mũi tên thì tháng rất nhiều mưa bão, không nên gieo mạ, cấy lúa... Nếu vào ngày hao thì không nên đi buôn bán vì dễ bị thua lỗ...
Lịch đoi chậm hơn lịch Âm khoảng 15 ngày, vì vậy mà người Mường ăn tết hai lần, một lần Tết Nguyên đán theo lịch Âm, và một lần ăn tết theo lịch đoi, gọi là ăn tết lại, tết đoi.
Theo các nhà nghiên cứu, lịch đoi có thể đã xuất hiện từ thời kỳ Đông Sơn, là một di sản văn hóa của người Việt cổ mà người Mường là một nhánh phát triển.
Trong nhiều thế kỷ, lịch đoi đã được gìn giữ bằng cách cha truyền con nối. Có thể nói, bộ lịch này là sự đúc kết tri thức qua nhiều thế hệ, là biểu hiện rực rỡ về nhận thức của người Việt - Mường xưa về thế giới.
Cho đến đầu thê kỷ 20, lịch đoi vẫn được sử dụng ở khắp các xứ Mường. Tiếc rằng ngày nay bộ lịch độc đáo này đang dần bị thất truyền. Theo ghi nhận, chỉ còn những gia đình làm nghề thầy mo, thầy cúng ở xứ Mường Bi (nay là huyện Tân lạc, Hòa Bình) vẫn giữ gìn và sử dụng lịch đoi.
Xem clip: Ca khúc Việt Nam quê hương tôi.