Một thành tựu để đời của người La Mã cổ đại là bê tông có khả năng chống lại tác động của thủy triều suốt hàng ngàn năm trong khi những đê biển ngày nay thường xuống cấp và hư hỏng sau vài thập kỷ.Để tạo ra những công trình cảng bê tông trường tồn với thời gian, người La Mã trộn tro núi lửa, đá vôi và nước biển để tạo hồ trước khi thêm đá núi lửa để sản xuất bê tông.Sự kết hợp của các nguyên liệu trên tạo ra phản ứng puzolan, kích thích tinh thể hình thành trong khoảng trống của hỗn hợp, tạo nên lực liên kết vững chắc.Nhờ vậy, các bến tàu của người La Mã làm từ loại bê tông đặc biệt trên có thể đứng vững hàng ngàn năm trước thủy triều.Người La Mã thời cổ đại còn được biết đến với việc tạo ra những con đường lớn mà họ gọi là “viae”. Những con đường này đã góp phần không nhỏ giúp đế chế La Mã duy trì và mở rộng lãnh thổ cũng như phạm vi ảnh hưởng.Theo các chuyên gia, trong khoảng thời gian 700 năm, người La Mã đã xây dựng gần 90.000 km đường sá khắp châu Âu.Nhờ những con đường này, người và hàng hóa của đế chế La Mã có thể di chuyển nhanh chóng hơn.Người La Mã cổ đại đã sử dụng nhiều loại lịch khác nhau nhưng quan trọng nhất là lịch Julian. Theo hệ thống lịch này, đế quốc La Mã là nước đầu tiên chọn ngày 1/1 là ngày năm mới.Loại lịch Julian do Hoàng đế Julius Caesar và nhà thiên văn học Sosigenes đưa ra. Theo đó, 1 năm gồm có 365 ngày và 12 tháng.Lịch Julian của nền văn minh La Mã có sự sai lệch 11 phút mỗi năm. Do vậy, đến năm 1582, lịch Gregorian ra đời và sửa chữa những sai lệch của lịch Julian.Video: Thách thức gìn giữ văn minh sông Hồng (nguồn: VTC10)
Một thành tựu để đời của người La Mã cổ đại là bê tông có khả năng chống lại tác động của thủy triều suốt hàng ngàn năm trong khi những đê biển ngày nay thường xuống cấp và hư hỏng sau vài thập kỷ.
Để tạo ra những công trình cảng bê tông trường tồn với thời gian, người La Mã trộn tro núi lửa, đá vôi và nước biển để tạo hồ trước khi thêm đá núi lửa để sản xuất bê tông.
Sự kết hợp của các nguyên liệu trên tạo ra phản ứng puzolan, kích thích tinh thể hình thành trong khoảng trống của hỗn hợp, tạo nên lực liên kết vững chắc.
Nhờ vậy, các bến tàu của người La Mã làm từ loại bê tông đặc biệt trên có thể đứng vững hàng ngàn năm trước thủy triều.
Người La Mã thời cổ đại còn được biết đến với việc tạo ra những con đường lớn mà họ gọi là “viae”. Những con đường này đã góp phần không nhỏ giúp đế chế La Mã duy trì và mở rộng lãnh thổ cũng như phạm vi ảnh hưởng.
Theo các chuyên gia, trong khoảng thời gian 700 năm, người La Mã đã xây dựng gần 90.000 km đường sá khắp châu Âu.
Nhờ những con đường này, người và hàng hóa của đế chế La Mã có thể di chuyển nhanh chóng hơn.
Người La Mã cổ đại đã sử dụng nhiều loại lịch khác nhau nhưng quan trọng nhất là lịch Julian. Theo hệ thống lịch này, đế quốc La Mã là nước đầu tiên chọn ngày 1/1 là ngày năm mới.
Loại lịch Julian do Hoàng đế Julius Caesar và nhà thiên văn học Sosigenes đưa ra. Theo đó, 1 năm gồm có 365 ngày và 12 tháng.
Lịch Julian của nền văn minh La Mã có sự sai lệch 11 phút mỗi năm. Do vậy, đến năm 1582, lịch Gregorian ra đời và sửa chữa những sai lệch của lịch Julian.
Video: Thách thức gìn giữ văn minh sông Hồng (nguồn: VTC10)