Trong những màn biểu diễn phục vụ nhu cầu giải trí cho khán giả, một số người gây ấn tượng khi sử dụng đạo cụ là những thanh kiếm dài. Đặc biệt, màn biểu diễn " nuốt chửng" kiếm khiến khán giả thót tim, hồi hộp khi xem.Khi chứng kiến những người trổ tài "nuốt chửng" kiếm, nhiều người tò mò liệu họ có phải là người sở hữu khả năng phi thường hay không mà có thể làm được điều nguy hiểm như vậy.Bởi lẽ thanh kiếm dài có lưỡi sắc bén. Nếu không cẩn thận thì người sử dụng có thể bị thương, nhất là khi "nuốt chửng" vào bụng thì càng nguy hiểm hơn.Trước bí ẩn này, một số chuyên gia tiến hành tìm hiểu và giải mã khả năng đặc biệt của những người có tài "nuốt" kiếm.Theo các chuyên gia, việc đưa một thanh kiếm dài từ miệng xuống đến dạ dày là một hành động vô cùng nguy hiểm.Để có thể thực hiện trôi chảy màn biểu diễn "nuốt kiếm" mà không xảy ra sự cố nguy hiểm đến tính mạng, những người đó phải luyện tập suốt một thời gian dài, thường là vài năm.Trong thời gian luyện tập, người biểu diễn sẽ phải ngửa nửa đầu ra phía sau sao cho họng, thực quản và dạ dày của họ tạo thành một đường thẳng.Khi ấy, họ sẽ không từ từ đưa thanh kiếm từ miệng xuống bụng một cách thuận lợi. Không những vậy, người biểu diễn "nuốt kiếm" cần có tâm lý vững vàng và thể chất khỏe mạnh.Các nhà nghiên cứu cho hay một số sử liệu ghi chép về việc "nuốt chửng kiếm" được thực hiện ở Ấn Độ lần đầu tiên từ năm 2000 trước Công nguyên.Sau đó, việc làm nguy hiểm này xuất hiện ở nhiều nơi trên thế giới trong nhiều thế kỷ và tồn tại đến ngày nay. Mời độc giả xem video: Kiếm thủ Vũ Thành An và cuộc trò chuyện từ xa với người vợ sắp sinh. Nguồn: VTV24.
Trong những màn biểu diễn phục vụ nhu cầu giải trí cho khán giả, một số người gây ấn tượng khi sử dụng đạo cụ là những thanh kiếm dài. Đặc biệt, màn biểu diễn " nuốt chửng" kiếm khiến khán giả thót tim, hồi hộp khi xem.
Khi chứng kiến những người trổ tài "nuốt chửng" kiếm, nhiều người tò mò liệu họ có phải là người sở hữu khả năng phi thường hay không mà có thể làm được điều nguy hiểm như vậy.
Bởi lẽ thanh kiếm dài có lưỡi sắc bén. Nếu không cẩn thận thì người sử dụng có thể bị thương, nhất là khi "nuốt chửng" vào bụng thì càng nguy hiểm hơn.
Trước bí ẩn này, một số chuyên gia tiến hành tìm hiểu và giải mã khả năng đặc biệt của những người có tài "nuốt" kiếm.
Theo các chuyên gia, việc đưa một thanh kiếm dài từ miệng xuống đến dạ dày là một hành động vô cùng nguy hiểm.
Để có thể thực hiện trôi chảy màn biểu diễn "nuốt kiếm" mà không xảy ra sự cố nguy hiểm đến tính mạng, những người đó phải luyện tập suốt một thời gian dài, thường là vài năm.
Trong thời gian luyện tập, người biểu diễn sẽ phải ngửa nửa đầu ra phía sau sao cho họng, thực quản và dạ dày của họ tạo thành một đường thẳng.
Khi ấy, họ sẽ không từ từ đưa thanh kiếm từ miệng xuống bụng một cách thuận lợi. Không những vậy, người biểu diễn "nuốt kiếm" cần có tâm lý vững vàng và thể chất khỏe mạnh.
Các nhà nghiên cứu cho hay một số sử liệu ghi chép về việc "nuốt chửng kiếm" được thực hiện ở Ấn Độ lần đầu tiên từ năm 2000 trước Công nguyên.
Sau đó, việc làm nguy hiểm này xuất hiện ở nhiều nơi trên thế giới trong nhiều thế kỷ và tồn tại đến ngày nay.
Mời độc giả xem video: Kiếm thủ Vũ Thành An và cuộc trò chuyện từ xa với người vợ sắp sinh. Nguồn: VTV24.