Cung điện Potala nằm ở thành phố Lhasa, thủ phủ của Tây Tạng. Đây là một quần thể kiến trúc tiêu biểu cho Phật giáo Tây Tạng. Công trình nổi tiếng này được xây dựng vào năm 637 ở độ cao 3.600m.Là chốn tu hành của các vị Đạt Lai Lạt Ma tới đời thứ 14, cung điện Potala được xây dựng chủ yếu bằng gỗ và đá. Đây là lối kiến trúc nổi bật cho phong cách Phật giáo Tây Tạng, mang đậm nét ảnh hưởng từ Trung Quốc, Ấn Độ và Nepal.Nhiều người không khỏi kinh ngạc trước sự nguy nga, tráng lệ của cung điện Potala khi có hơn 1.000 gian phòng, hơn 10.000 Phật điện và 20.000 tượng điêu khắc.Cung điện Potala cổ kính được UNESCO công nhận là di sản thế giới năm 1994. Mỗi năm, nhiều du khách ghé thăm chiêm ngưỡng quần thể kiến trúc tuyệt đẹp này.Bên cạnh đó, cung điện Potala còn gắn liền với một số giai thoại ly kỳ. Trong số này, một truyền thuyết được lan truyền rộng rãi trong dân chúng cho rằng công trình này là nơi cất giữ một nửa số vàng của nhân loại.Tương truyền, khi xây dựng cung điện Potala, Vua Tùng Tán Cán Bố đã bỏ ra một khoản tiền khổng lồ. Vị vua này yêu cầu những người thợ thủ công phải xây dựng một cung điện thật hoành tráng, nguy nga.Theo ý tưởng của vua Tùng Tán Cán Bố, cung điện Potala phải cao ít nhất 200m, bên ngoài có 13 tầng, bên trong cũng phải có 9 tầng. Từ mái nhà đến sàn nhà cho đến các bức tranh tường đều được trang hoàng lộng lẫy.Do xây cung điện Potala ở độ cao hơn 3.000m nên chi phí xây dựng càng tốn kém hơn. Một số lời đồn cho rằng, nhà vua đã bỏ ra hơn 110.000 lượng vàng, hơn 15.000 viên ngọc trai, đá quý và mã não để xây dựng cung điện này.Thậm chí, một số người dân kể rằng hơn 30 tấn vàng đã được sử dụng để xây dựng cung điện Potala.Tuy nhiên, đây chỉ là những lời đồn. Đến nay, các chuyên gia vẫn chưa tìm ra bất cứ bằng chứng nào chứng minh cung điện Potala là nơi chứa nửa số vàng trên thế giới.Mời độc giả xem video: Cung điện kỳ lạ lọt thỏm trong vách đá hé lộ về một dân tộc thần bí.
Cung điện Potala nằm ở thành phố Lhasa, thủ phủ của Tây Tạng. Đây là một quần thể kiến trúc tiêu biểu cho Phật giáo Tây Tạng. Công trình nổi tiếng này được xây dựng vào năm 637 ở độ cao 3.600m.
Là chốn tu hành của các vị Đạt Lai Lạt Ma tới đời thứ 14, cung điện Potala được xây dựng chủ yếu bằng gỗ và đá. Đây là lối kiến trúc nổi bật cho phong cách Phật giáo Tây Tạng, mang đậm nét ảnh hưởng từ Trung Quốc, Ấn Độ và Nepal.
Nhiều người không khỏi kinh ngạc trước sự nguy nga, tráng lệ của cung điện Potala khi có hơn 1.000 gian phòng, hơn 10.000 Phật điện và 20.000 tượng điêu khắc.
Cung điện Potala cổ kính được UNESCO công nhận là di sản thế giới năm 1994. Mỗi năm, nhiều du khách ghé thăm chiêm ngưỡng quần thể kiến trúc tuyệt đẹp này.
Bên cạnh đó, cung điện Potala còn gắn liền với một số giai thoại ly kỳ. Trong số này, một truyền thuyết được lan truyền rộng rãi trong dân chúng cho rằng công trình này là nơi cất giữ một nửa số vàng của nhân loại.
Tương truyền, khi xây dựng cung điện Potala, Vua Tùng Tán Cán Bố đã bỏ ra một khoản tiền khổng lồ. Vị vua này yêu cầu những người thợ thủ công phải xây dựng một cung điện thật hoành tráng, nguy nga.
Theo ý tưởng của vua Tùng Tán Cán Bố, cung điện Potala phải cao ít nhất 200m, bên ngoài có 13 tầng, bên trong cũng phải có 9 tầng. Từ mái nhà đến sàn nhà cho đến các bức tranh tường đều được trang hoàng lộng lẫy.
Do xây cung điện Potala ở độ cao hơn 3.000m nên chi phí xây dựng càng tốn kém hơn. Một số lời đồn cho rằng, nhà vua đã bỏ ra hơn 110.000 lượng vàng, hơn 15.000 viên ngọc trai, đá quý và mã não để xây dựng cung điện này.
Thậm chí, một số người dân kể rằng hơn 30 tấn vàng đã được sử dụng để xây dựng cung điện Potala.
Tuy nhiên, đây chỉ là những lời đồn. Đến nay, các chuyên gia vẫn chưa tìm ra bất cứ bằng chứng nào chứng minh cung điện Potala là nơi chứa nửa số vàng trên thế giới.
Mời độc giả xem video: Cung điện kỳ lạ lọt thỏm trong vách đá hé lộ về một dân tộc thần bí.