Tấn công tự sát là phương pháp tấn công mà thủ phạm, một một người hoặc nhóm người, dự định giết chết một số lượng lớn người, gồm cả chính mình. Một dạng phổ biến của tấn công tự sát là đánh bom liều chết.Theo các nhà nghiên cứu lịch sử, vụ đánh bom liều chết đầu tiên đươc ghi nhận trong lịch sử xảy ra ngày 13/3/1881. Kẻ thực hiện vụ tấn công này là Ignaty Grinevitsky, một người Ba Lan là thành viên của nhóm khủng bố “Ý chí nhân dân”.Grinevitsky đã gài một quả bom ngoài Cung điện Mùa đông ở St Petersburg nhằm ám sát Sa hoàng Alexander II. Vụ việc đã khiến cả kẻ đánh bom lẫn người cai trị nước Nga thời điểm đó thiệt mạng.Giai đoạn sau đó, đánh bom liều chết cùng các hình thức tấn công tự sát khác đã trở thành một phần quan trọng trong các phong trào nổi dậy và cả chiến tranh hiện đại.Trong Thế chiến II, các phi công Nhật Bản đã sử dụng chiến thuật tự sát, với việc các phi công Kamikaze của họ lao máy bay chất đầy bom vào các tàu hải quân địch.Người Nhật đã từng thiết kế các vũ khí chuyên dụng để sử dụng trong các cuộc tấn công liều chết, bao gồm ngư lôi có người lái Kaiten, máy bay Ki-115 và máy bay dùng động cơ tên lửa Ohka.Tại Đức, các đơn vị Rammjäger có một nhiệm vụ được gọi là Selbstopfer - hy sinh bản thân. Nhiệm vụ này sẽ được thực hiện khi quân đội Đức cảm thấy yếu thế trong cuộc chiến.Những năm cuối thế kỷ 20 đầu thế kỷ 21, các vụ tấn công liều chết gắn liền với chủ nghĩa khủng bố và phong trào Hồi giáo cực đoan, gieo rắc kinh hoàng tại các khu vực Trung Đông, Nam Á, Bắc Phi, Afghanistan, Nga và cả Mỹ.Vào ngày 11/9/2001, nhóm khủng bố Hồi giáo Al-Qaeda đã thực hiện cuộc tấn công tàn khốc nhằm vào nước Mỹ bằng bốn chiếc máy bay chở khách, dẫn đến cái chết của 3.000 thường dân. 19 tên không tặc cũng thiệt mạng trong thảm kịch này.Tại Afghanistan, trước khi lên nắm quyền vào năm 2021, lực lượng Taliban đã sử dụng các nhóm đánh bom liều chết trong 20 năm để tấn công quân đội Mỹ, Anh và quân chính phủ do phương Tây hậu thuẫn.Vào những năm 2000, phiến quân Hồi giáo Chechnya đã thực hiện nhiều vụ đánh bom tự sát tại các địa điểm công cộng như ga tàu điện ngầm, sân bay, nhà hát ở Nga, gây ra những thiệt hại nặng nề về tài sản và nhân mạng.Trong một thập niên trở lại đây, tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) nổi lên như một tổ chức khủng bố hàng đầu thế giới. Các vụ đánh bom liều chết của nhóm này đã khiến hàng nghìn thường dân dân vô tội thiệt mạng...Mời quý độc giả xem video: Giáng sinh trên miền đất Hồi Giáo | VTV24.
Tấn công tự sát là phương pháp tấn công mà thủ phạm, một một người hoặc nhóm người, dự định giết chết một số lượng lớn người, gồm cả chính mình. Một dạng phổ biến của tấn công tự sát là đánh bom liều chết.
Theo các nhà nghiên cứu lịch sử, vụ đánh bom liều chết đầu tiên đươc ghi nhận trong lịch sử xảy ra ngày 13/3/1881. Kẻ thực hiện vụ tấn công này là Ignaty Grinevitsky, một người Ba Lan là thành viên của nhóm khủng bố “Ý chí nhân dân”.
Grinevitsky đã gài một quả bom ngoài Cung điện Mùa đông ở St Petersburg nhằm ám sát Sa hoàng Alexander II. Vụ việc đã khiến cả kẻ đánh bom lẫn người cai trị nước Nga thời điểm đó thiệt mạng.
Giai đoạn sau đó, đánh bom liều chết cùng các hình thức tấn công tự sát khác đã trở thành một phần quan trọng trong các phong trào nổi dậy và cả chiến tranh hiện đại.
Trong Thế chiến II, các phi công Nhật Bản đã sử dụng chiến thuật tự sát, với việc các phi công Kamikaze của họ lao máy bay chất đầy bom vào các tàu hải quân địch.
Người Nhật đã từng thiết kế các vũ khí chuyên dụng để sử dụng trong các cuộc tấn công liều chết, bao gồm ngư lôi có người lái Kaiten, máy bay Ki-115 và máy bay dùng động cơ tên lửa Ohka.
Tại Đức, các đơn vị Rammjäger có một nhiệm vụ được gọi là Selbstopfer - hy sinh bản thân. Nhiệm vụ này sẽ được thực hiện khi quân đội Đức cảm thấy yếu thế trong cuộc chiến.
Những năm cuối thế kỷ 20 đầu thế kỷ 21, các vụ tấn công liều chết gắn liền với chủ nghĩa khủng bố và phong trào Hồi giáo cực đoan, gieo rắc kinh hoàng tại các khu vực Trung Đông, Nam Á, Bắc Phi, Afghanistan, Nga và cả Mỹ.
Vào ngày 11/9/2001, nhóm khủng bố Hồi giáo Al-Qaeda đã thực hiện cuộc tấn công tàn khốc nhằm vào nước Mỹ bằng bốn chiếc máy bay chở khách, dẫn đến cái chết của 3.000 thường dân. 19 tên không tặc cũng thiệt mạng trong thảm kịch này.
Tại Afghanistan, trước khi lên nắm quyền vào năm 2021, lực lượng Taliban đã sử dụng các nhóm đánh bom liều chết trong 20 năm để tấn công quân đội Mỹ, Anh và quân chính phủ do phương Tây hậu thuẫn.
Vào những năm 2000, phiến quân Hồi giáo Chechnya đã thực hiện nhiều vụ đánh bom tự sát tại các địa điểm công cộng như ga tàu điện ngầm, sân bay, nhà hát ở Nga, gây ra những thiệt hại nặng nề về tài sản và nhân mạng.
Trong một thập niên trở lại đây, tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) nổi lên như một tổ chức khủng bố hàng đầu thế giới. Các vụ đánh bom liều chết của nhóm này đã khiến hàng nghìn thường dân dân vô tội thiệt mạng...
Mời quý độc giả xem video: Giáng sinh trên miền đất Hồi Giáo | VTV24.