Danh tướng Hoàng Hối Khanh là nhân vật khá đặc biệt bởi làm quan cả hai triều Trần-Hồ. Ông có những đóng góp lớn trên tất cả các lĩnh vực chính trị, quân sự, ngoại giao, kinh tế. Ảnh: Đền thờ danh tướng Hoàng Hối Khanh tại thôn Thượng Phong, xã Phong Thủy (Lệ Thủy). Nguồn: Báo Quảng Bình. Hoàng Hối Khanh (1362 - 1407) nguyên quán tại xã Bái Trại, huyện Yên Định, nay là thôn Bái Trại, xã Định Tăng, tỉnh Thanh Hóa, trong một gia đình có truyền thống hiếu học. Ông đỗ khoa thi Thái học sinh (tương đương Tiến sĩ sau này) năm 1384, dưới thời vua Trần Phế Đế. Ảnh minh họa. Sau khi đỗ Thái học sinh, Hoàng Hối Khanh bổ nhiệm Tri huyện Nha Nghi (tức huyện Lệ Thủy ngày nay). Thấy ruộng đất nơi đây phì nhiêu mà đời sống nhân dân cực khổ, ông lập điền trang, khai khẩn ruộng hoang. Ảnh minh họa. Ông áp dụng chính sách “tịnh vi nông, động vi binh” của thời Lý dưới hình thức “ngụ binh ư dân” (gửi lính làm dân). Nhờ thế đất ruộng được khai phá ngày càng rộng lớn, đồng thời giúp ông đã biến tất cả người dân thành người lính sẵn sàng bảo vệ tổ quốc. Ảnh minh họa. Năm 1400, Hồ Quý Lý lên ngôi, Hoàng Hối Khanh được phong làm Hành khiển. Khi quân Minh chuẩn bị xâm lược nước ta, nhà Hồ xây chiến lũy Đa Bang để phòng thủ. Hoàng Hối Khanh là người chỉ huy công việc xây đắp. Ảnh: Thành nhà Hồ.Thành Đa Bang có chiều dài 400km, kéo dài từ núi Tản Viên, theo sông Đà, sông Hồng, sông Luộc đến cửa sông Thái Bình. Đây là phòng tuyến phòng thủ có quy mô lớn nhất trên một bình diện rộng, chiều sâu lớn và đồ sộ gấp nhiều lần tuyến phòng ngự Như Nguyệt thời Lý chống Tống.Với công trình phòng thủ này ông đã khắc tên mình vào danh sách những nhà quân sự tài ba của nước nhà, chứng tỏ Hoàng Hối Khanh là một người có tài năng về quân sự, về chiến thuật phòng chống giặc ngoại xâm. Ảnh minh họa. Đặc biệt, để tăng cường quân đội, Hoàng Hối Khanh hiến kế, thống kê nhân khẩu từ hai tuổi trở lên, lấy số hiện tại làm thực số. Rồi thông báo cho các địa phương hễ có người Kinh trú ngụ thì cho về quê quán. Khi sổ làm xong, chỉ tính những người từ 15- 60 tuổi thì tăng hơn trước nhiều lần. Từ đó tuyển quân lính được thêm nhiều hơn. Ảnh minh họa. Ngoài tài năng chính trị, quân sự, ngoại giao, Hoàng Hối Khanh còn là nhà cải cách kinh tế táo bạo. Năm 1401 theo kế sách của ông, nhà Hồ đã ban hành chiếu hạn nô, quy định số nô tỳ mà mỗi thẩm tước được phép có, số gia nô thừa phải đem sung công, gia nô của quý tộc đều phải ghi dấu hiệu vào trán. Ảnh minh họa. Ngoài ra, cho bỏ phép đánh thuế ruộng đất và dân đinh, tăng cường dự trữ ngân khố quốc gia… Những chính sách tiến bộ này đã cứu vãn được một cuộc khủng hoảng tài chính trầm trọng mà nhà Trần để lại. Ảnh minh họa. Tháng 7/1407, Hoàng Hối Khanh bị quân nhà Minh bắt. Để giữ được khí tiết trung quân ái quốc, ông đã tự vẫn. Ảnh minh họa. Sau này ông được các vua Nguyễn phong sắc: “Đặc tấn phụ quốc, Thượng tướng quân, Tăng kiết tiết linh thông Hoàng quận công. Tước phong dực bảo trung hưng linh phù đoan túc tôn thần”. Ảnh: Đền thờ Hoàng Hối Khanh. Tương truyền, khi còn tại chức, Hoàng Hối Khanh là một vị quan thanh liêm và hết mực lo cho dân nên sau khi ông mất, người đời vẫn luôn luôn tưởng nhớ xây lăng mộ và đền thờ. Ảnh: Đền thờ Hoàng Hối Khanh.
Lăng mộ ông nằm trên một khu đất gần núi An Mã, thuộc thôn Đại Giang, xã Trường Thủy, huyện Lệ Thủy. Miếu thờ tọa lạc trên một khu đất tại thôn Hà Thanh, xã Phong Thủy, huyện Lệ Thủy. Ảnh: Đền thờ Hoàng Hối Khanh. Mời độc giả xem video: Đà Nẵng: Đơn vị nào thực hiện không nghiêm túc, bí thư, chủ tịch chịu trách nhiệm. Nguồn: VTVcab Tin tức.
Danh tướng Hoàng Hối Khanh là nhân vật khá đặc biệt bởi làm quan cả hai triều Trần-Hồ. Ông có những đóng góp lớn trên tất cả các lĩnh vực chính trị, quân sự, ngoại giao, kinh tế. Ảnh: Đền thờ danh tướng Hoàng Hối Khanh tại thôn Thượng Phong, xã Phong Thủy (Lệ Thủy). Nguồn: Báo Quảng Bình.
Hoàng Hối Khanh (1362 - 1407) nguyên quán tại xã Bái Trại, huyện Yên Định, nay là thôn Bái Trại, xã Định Tăng, tỉnh Thanh Hóa, trong một gia đình có truyền thống hiếu học. Ông đỗ khoa thi Thái học sinh (tương đương Tiến sĩ sau này) năm 1384, dưới thời vua Trần Phế Đế. Ảnh minh họa.
Sau khi đỗ Thái học sinh, Hoàng Hối Khanh bổ nhiệm Tri huyện Nha Nghi (tức huyện Lệ Thủy ngày nay). Thấy ruộng đất nơi đây phì nhiêu mà đời sống nhân dân cực khổ, ông lập điền trang, khai khẩn ruộng hoang. Ảnh minh họa.
Ông áp dụng chính sách “tịnh vi nông, động vi binh” của thời Lý dưới hình thức “ngụ binh ư dân” (gửi lính làm dân). Nhờ thế đất ruộng được khai phá ngày càng rộng lớn, đồng thời giúp ông đã biến tất cả người dân thành người lính sẵn sàng bảo vệ tổ quốc. Ảnh minh họa.
Năm 1400, Hồ Quý Lý lên ngôi, Hoàng Hối Khanh được phong làm Hành khiển. Khi quân Minh chuẩn bị xâm lược nước ta, nhà Hồ xây chiến lũy Đa Bang để phòng thủ. Hoàng Hối Khanh là người chỉ huy công việc xây đắp. Ảnh: Thành nhà Hồ.
Thành Đa Bang có chiều dài 400km, kéo dài từ núi Tản Viên, theo sông Đà, sông Hồng, sông Luộc đến cửa sông Thái Bình. Đây là phòng tuyến phòng thủ có quy mô lớn nhất trên một bình diện rộng, chiều sâu lớn và đồ sộ gấp nhiều lần tuyến phòng ngự Như Nguyệt thời Lý chống Tống.
Với công trình phòng thủ này ông đã khắc tên mình vào danh sách những nhà quân sự tài ba của nước nhà, chứng tỏ Hoàng Hối Khanh là một người có tài năng về quân sự, về chiến thuật phòng chống giặc ngoại xâm. Ảnh minh họa.
Đặc biệt, để tăng cường quân đội, Hoàng Hối Khanh hiến kế, thống kê nhân khẩu từ hai tuổi trở lên, lấy số hiện tại làm thực số. Rồi thông báo cho các địa phương hễ có người Kinh trú ngụ thì cho về quê quán. Khi sổ làm xong, chỉ tính những người từ 15- 60 tuổi thì tăng hơn trước nhiều lần. Từ đó tuyển quân lính được thêm nhiều hơn. Ảnh minh họa.
Ngoài tài năng chính trị, quân sự, ngoại giao, Hoàng Hối Khanh còn là nhà cải cách kinh tế táo bạo. Năm 1401 theo kế sách của ông, nhà Hồ đã ban hành chiếu hạn nô, quy định số nô tỳ mà mỗi thẩm tước được phép có, số gia nô thừa phải đem sung công, gia nô của quý tộc đều phải ghi dấu hiệu vào trán. Ảnh minh họa.
Ngoài ra, cho bỏ phép đánh thuế ruộng đất và dân đinh, tăng cường dự trữ ngân khố quốc gia… Những chính sách tiến bộ này đã cứu vãn được một cuộc khủng hoảng tài chính trầm trọng mà nhà Trần để lại. Ảnh minh họa.
Tháng 7/1407, Hoàng Hối Khanh bị quân nhà Minh bắt. Để giữ được khí tiết trung quân ái quốc, ông đã tự vẫn. Ảnh minh họa.
Sau này ông được các vua Nguyễn phong sắc: “Đặc tấn phụ quốc, Thượng tướng quân, Tăng kiết tiết linh thông Hoàng quận công. Tước phong dực bảo trung hưng linh phù đoan túc tôn thần”. Ảnh: Đền thờ Hoàng Hối Khanh.
Tương truyền, khi còn tại chức, Hoàng Hối Khanh là một vị quan thanh liêm và hết mực lo cho dân nên sau khi ông mất, người đời vẫn luôn luôn tưởng nhớ xây lăng mộ và đền thờ. Ảnh: Đền thờ Hoàng Hối Khanh.
Lăng mộ ông nằm trên một khu đất gần núi An Mã, thuộc thôn Đại Giang, xã Trường Thủy, huyện Lệ Thủy. Miếu thờ tọa lạc trên một khu đất tại thôn Hà Thanh, xã Phong Thủy, huyện Lệ Thủy. Ảnh: Đền thờ Hoàng Hối Khanh.