Thành nhà Hồ là công trình kiến trúc bằng đá độc đáo có một không hai tại Việt Nam. Thành được Hồ Quý Ly cho xây dựng chỉ trong ba tháng (từ tháng 1- 3/1397).Thành còn gọi là Tây Đô (hay Tây Giai) để phân biệt với Đông Đô (Thăng Long, Hà Nội).Sử cũ chép, vào năm 1397, đất nước đứng trước nạn xâm lăng của nhà Minh, Hồ Quý Ly đã lệnh cho người đến thị sát vùng đất Thanh Hoá để xây dựng Thành, chuẩn bị cho việc định đô.Thành nhà Hồ gồm 3 bộ phận gồm La thành, Hào thành và Hoàng thành. Trong đó, công trình đồ sộ nhất và còn khá nguyên vẹn cho đến ngày nay là Hoàng thành.Toàn bộ mặt ngoài tường thành và bốn cổng chính được xây bằng những phiến đá vôi màu xanh, được đục đẽo tinh xảo, vuông vức, xếp chồng khít lên nhau. Các bức tường thành được ghép từ những khối đá lớn, có phiến dài tới hơn 6 m, ước nặng 20 tấn. Tổng khối lượng đá được sử dụng xây thành khoảng 20.000 m3 và gần 100.000 m3 đất được đào đắp công phu.Các nhà nghiên cứu lịch sử đánh giá, kiến trúc của thành nhà Hồ rất khoa học, với các phiến đá được đục đẽo vuông vức, công phu xếp đan xen theo hình múi bưởi để tránh rung chấn lớn như động đất.Giữa các phiến đá xây thành không có bất kỳ chất kết dính nào nhưng tòa thành vẫn đứng vững hơn 600 năm qua dù chịu rất nhiều tác động của địa chấn và bom đạn tàn phá.Hơn 600 năm nay, rất nhiều câu hỏi được đặt ra: Thời ấy chưa có công nghệ vận chuyển hay ghép đá gắn xi măng, vậy làm sao để những bức tường thành được xếp vuông vắn, thẳng đứng và tồn tại đến ngày nay? Điều gì đã giúp người thợ xưa với công cụ thô sơ lại có thể vận chuyển và xây nên tường thành bằng những phiến đá khổng lồ?...Trong những năm gần đây, các nhà khảo cổ đã tiến hành nhiều đợt khai quật để giải mã những câu hỏi còn là bí ẩn suốt hơn 600 năm qua.Sau các đợt khai quật, các nhà khảo cổ học kết luận tường thành có kết cấu được đắp bằng đất ở thân và mặt trong, mặt ngoài tường ốp bằng những tảng đá kích thước lớn nhỏ khác nhau, có những tảng nặng hàng chục tấn.Từ kết quả nghiên cứu về kết cấu tường và chân tường thành, các nhà khảo cổ học đưa ra kết luận: Thành và chân tường thành của di sản có kết cấu từ sỏi cuội, đất sét vàng, đỏ, xám xanh và sạn cát hạt thô.Các nhà khoa học nhận định quy mô kết cấu tường thành vô cùng phức tạp, kiên cố. Các phát hiện này phần nào lý giải vì sao sau hơn 620 năm tồn tại, toà thành vẫn đứng sừng sững trước sự tàn phá của thiên nhiên, chiến tranhTừ những nghiên cứu, phát hiện này sẽ tạo căn cứ khoa học cho việc trùng tu lại khu vực tường thành phía Bắc bị xuống cấp, sạt lở.Với những điểm độc đáo, ngày 27/6/2011, tại phiên họp lần thứ 35 của Ủy ban di sản thế giới thuộc Tổ chức Văn hóa, Khoa học và Giáo dục Liên hợp quốc (UNESCO) diễn ra tại thủ đô Paris (Pháp), thành nhà Hồ đã được công nhận là di sản văn hóa thế giới.Mời độc giả xem video:Chấn chỉnh hoạt động chụp ảnh phản cảm ở các hồ sen. Nguồn: VTV24.
Thành nhà Hồ là công trình kiến trúc bằng đá độc đáo có một không hai tại Việt Nam. Thành được Hồ Quý Ly cho xây dựng chỉ trong ba tháng (từ tháng 1- 3/1397).
Thành còn gọi là Tây Đô (hay Tây Giai) để phân biệt với Đông Đô (Thăng Long, Hà Nội).
Sử cũ chép, vào năm 1397, đất nước đứng trước nạn xâm lăng của nhà Minh, Hồ Quý Ly đã lệnh cho người đến thị sát vùng đất Thanh Hoá để xây dựng Thành, chuẩn bị cho việc định đô.
Thành nhà Hồ gồm 3 bộ phận gồm La thành, Hào thành và Hoàng thành. Trong đó, công trình đồ sộ nhất và còn khá nguyên vẹn cho đến ngày nay là Hoàng thành.
Toàn bộ mặt ngoài tường thành và bốn cổng chính được xây bằng những phiến đá vôi màu xanh, được đục đẽo tinh xảo, vuông vức, xếp chồng khít lên nhau. Các bức tường thành được ghép từ những khối đá lớn, có phiến dài tới hơn 6 m, ước nặng 20 tấn. Tổng khối lượng đá được sử dụng xây thành khoảng 20.000 m3 và gần 100.000 m3 đất được đào đắp công phu.
Các nhà nghiên cứu lịch sử đánh giá, kiến trúc của thành nhà Hồ rất khoa học, với các phiến đá được đục đẽo vuông vức, công phu xếp đan xen theo hình múi bưởi để tránh rung chấn lớn như động đất.
Giữa các phiến đá xây thành không có bất kỳ chất kết dính nào nhưng tòa thành vẫn đứng vững hơn 600 năm qua dù chịu rất nhiều tác động của địa chấn và bom đạn tàn phá.
Hơn 600 năm nay, rất nhiều câu hỏi được đặt ra: Thời ấy chưa có công nghệ vận chuyển hay ghép đá gắn xi măng, vậy làm sao để những bức tường thành được xếp vuông vắn, thẳng đứng và tồn tại đến ngày nay? Điều gì đã giúp người thợ xưa với công cụ thô sơ lại có thể vận chuyển và xây nên tường thành bằng những phiến đá khổng lồ?...
Trong những năm gần đây, các nhà khảo cổ đã tiến hành nhiều đợt khai quật để giải mã những câu hỏi còn là bí ẩn suốt hơn 600 năm qua.
Sau các đợt khai quật, các nhà khảo cổ học kết luận tường thành có kết cấu được đắp bằng đất ở thân và mặt trong, mặt ngoài tường ốp bằng những tảng đá kích thước lớn nhỏ khác nhau, có những tảng nặng hàng chục tấn.
Từ kết quả nghiên cứu về kết cấu tường và chân tường thành, các nhà khảo cổ học đưa ra kết luận: Thành và chân tường thành của di sản có kết cấu từ sỏi cuội, đất sét vàng, đỏ, xám xanh và sạn cát hạt thô.
Các nhà khoa học nhận định quy mô kết cấu tường thành vô cùng phức tạp, kiên cố. Các phát hiện này phần nào lý giải vì sao sau hơn 620 năm tồn tại, toà thành vẫn đứng sừng sững trước sự tàn phá của thiên nhiên, chiến tranh
Từ những nghiên cứu, phát hiện này sẽ tạo căn cứ khoa học cho việc trùng tu lại khu vực tường thành phía Bắc bị xuống cấp, sạt lở.
Với những điểm độc đáo, ngày 27/6/2011, tại phiên họp lần thứ 35 của Ủy ban di sản thế giới thuộc Tổ chức Văn hóa, Khoa học và Giáo dục Liên hợp quốc (UNESCO) diễn ra tại thủ đô Paris (Pháp), thành nhà Hồ đã được công nhận là di sản văn hóa thế giới.