Võ Tắc Thiên (hay còn được biết đến với tên gọi như Võ Mị Nương, Võ Chiếu) sinh ngày 17 tháng 02 năm 624 trong một gia đình quý tộc khá giả. Có cha là Võ Sĩ Hoạch, xuất thân trong một gia đình quý tộc có tiếng ở vùng đất Sơn Tây. Mẹ là Kế thất phu nhân Dương thị, sinh trưởng trong một gia đình quý tộc hoàng gia thời nhà Tùy.
Ảnh minh họa.
Với nền tảng bối cảnh như vậy, Võ tắc Thiên được sống trong một cuộc sống thoải mái và không cần làm quá nhiều công việc nặng nhọc. Tuy nhiên, điểm khác biệt của Võ Tắc Thiên so với đa số các cô gái ở thời điểm đó chính là việc bản thân bà lại không có hứng thú với việc may vá hay thêu thùa. Mà lúc ấy, sự hứng thú của bà chính là việc đọc sách. Cộng với việc được người cha khuyến khích việc học tập, đi ngược lại với quan điểm con gái không cần lo chuyện học hành thời đó thì cha của Võ Mị Nương là người có tư tưởng tiến bộ hơn hẳn. Chính điều này đã tạo cơ hội cho Võ Mỵ Nương có thể hiểu biết và có được kiến thức uyên bác hơn so với các nữ nhân ở cùng thời.
Võ Tắc Thiên vào cung năm 14 tuổi, cô được Hoàng đế Thái Tông của nhà Đường đặt cho cái tên "Mị", yêu kiều xinh đẹp, khao khát được tỏa sáng, khát vọng sự sủng ái của Hoàng đế. Nhưng cô ấy chỉ là một "nô tài" của Thái Tông trong hơn 10 năm. Thái Tông là một tài năng xuất chúng, điều mà ông yêu cầu ở phụ nữ chỉ là đức hạnh, nhu mì, ân cần và dịu dàng, nhưng sắc đẹp và tài năng của Võ Tắc Thiên đương nhiên không được hoàng đế đánh giá cao. Vì vậy, sau cái chết của Thái Tông, cô được gửi đến chùa Cảm Nghiệp làm nữ tu.
Là một phụ nữ, Võ Tắc Thiên muốn được giải thoát khỏi kiếp nữ tu, mà chỉ có thể đạt được thông qua hôn nhân. Nàng cần phải dựa vào một người chồng biết nghe lời mình. Cô ấy cần một người yếu đuối. Cơ hội lịch sử đã khiến con trai của Thái Tông là Lý Trị trở thành lựa chọn của cô. Cao Tông Lý Trị giàu tình cảm, yếu đuối và ốm yếu, thiếu quyết đoán, và lại dành tình cảm cho cô ấy. Vì vậy, sau 5 năm sống trong chùa lạnh lẽo và cô đơn, Võ Tắc Thiên vào cung lần thứ hai và trở thành "Chiêu Nghi" của Cao Tông .
Trở lại hoàng cung từ chùa Cảm Nghiệp, người con gái họ Võ đã trở thành thiếp của Đường Cao Tông (628 - 683) với danh xưng Võ Chiêu Nghi. Bà có với nhà vua một bé gái là công chúa An Định. Tuy nhiên, đứa trẻ chết yểu ngay sau thời điểm Vương hoàng hậu tới thăm. Đường Cao Tông liền nhanh chóng kết tội Vương hoàng hậu, cho rằng bà làm vậy bởi lòng ghen tức nên mới vờ tới thăm rồi xuống tay sát hại tiểu công chúa.
Vương Hoàng hậu luôn tìm cách trả thù do quá uất ức trước nỗi oan thấu trời. Bà và Tiêu Thục Phi bèn tìm thầy yểm bùa nhằm hãm hại đối phương, song mọi chuyện lại không kín kẽ khiến cả hai bị phế truất và đầy vào lãnh cung. Võ Tắc Thiên đã hành hạ, tra tấn hai quý phi trong lãnh cung ngay thời điểm được phong làm hoàng hậu cho đỡ gai mắt, nhân tiện tránh luôn việc Đường Cao Tông lại mủi lòng thương xót mà viết sớ tha tội.
Người đời sau kể lại, bà đã ra lệnh cho chặt tứ chi của Vương Hoàng hậu và Tiêu Thục Phi, sau đó ngâm họ trong thùng rượu lớn cho tới chết. Các cung nữ biết chuyện thậm chí còn bị Võ Tắc Thiên cắt lưỡi để không thể nói ra bí mật động trời ấy.
Hại chết con ruột và tôn thất để giành ngôi Hoàng đế.
Để nắm được quyền hành, Võ Tắc Thiên được cho là đã bất chấp giết chết con ruột của mình. Dân gian truyền rằng, tại lãnh cung, Võ Tắc Thiên đã thừa nhận mình chính là người bóp mũi khiến Công chúa An Định chết yểu rồi vu oan cho Vương Hoàng hậu.
Bà còn ép Thái tử Lý Trung phải chết, lập con cả Lý Cường làm thái tử nhưng rồi cũng xuống tay đầu độc người này trong chuyến thăm hành cung ở Hà Bắc vì dám tỏ thái độ bất mãn. Con trai thứ hai tên Lý Hiền lên thế chỗ, sau đó chịu số phận tương tự vào năm 684.
Năm 683, Thiên Hoàng qua đời, để lại di chiếu mọi việc đều do Thiên hậu quyết định. Vì thế, mặc dù Lý Hiển được làm vua, thế nhưng quyền lực lại hoàn toàn ở Võ hậu, lúc này đã trở thành Hoàng thái hậu đầu tiên của nhà Đường và cũng là Hoàng Thái hậu đầu tiên trong lịch sử phong kiến thực hiện “lâm triều xưng đế”.
Với thế lực trong tay mình, Võ Thái hậu lúc đó đã tỏ ý muốn soán ngôi. Vì vậy đã quyết định diệt trừ tôn nhất nhà họ Lý để có thể mở đường cho mình lên ngôi. Năm 690, Võ Thiên hậu chính thức lên ngôi hoàng đế ở Tắc Thiên môn, quyết định đổi nhà Đường thành nhà Chu, quần thần tôn hiệu bà là Thánh thần Hoàng đế. Đây được xem là điều không được phép xuất hiện trong lý thuyết chính trị của Trung Quốc thời điểm đó.
Mặc dù chỉ tồn tại trong một thời gian khá ngắn, thế nhưng, các nhà sử học đánh giá khá cao về sự bình đẳng giới trong xã hội của nhà Chu tốt hơn hẳn nhà Đường trước đó và các giai đoạn sau đó. Sự lên ngôi của bà cho thấy được rằng, tuy là phận nữ nhi, thế nhưng, nếu thực sự có năng lực thì vẫn có thể trở nên quyết đoán như một nam nhân.
Bà đã có công rất lớn trong việc mở rộng lãnh thổ sang Trung Á, chiếm được bán đảo Triều Tiên. Tập trung cho việc phát triển kinh tế - xã hội cũng như duy trì sự ổn định ở trong nước, khuyến khích phát triển tôn giáo, đặc biệt là Phật giáo. Đó là những điều mà Thánh thần Hoàng đế đã làm được trong vòng 15 năm cai trị của mình.