Trung Quốc phong kiến xưa đã tồn tại văn hóa tang lễ, ngay từ thời Xuân Thu Chiến Quốc. Người Trung Quốc cổ đại cũng chú trọng đến việc "coi chết như sống", vì vậy họ rất chú trọng việc chôn cất. Khi nói đến những ngôi mộ lớn, thì người có quyền lực nhất có lẽ là các hoàng đế.
Một nghề bắt nguồn từ văn hóa ma chay là trộm mộ. Trộm mộ được chia thành nhỏ và lớn. Những kẻ trộm mộ nhỏ đương nhiên là chỉ trộm một số ngôi mộ nhỏ rất bình thường, nhưng thứ mà "đại mộ tặc" muốn cướp chính là lăng mộ của các vị hoàng đế. Lăng mộ Võ Tắc Thiên bị trộm 17 lần, 400.000 người đào không nổi, bí ẩn bên trong là gì?
(Ảnh minh họa)
Sau khi quyền lực chính trị của Võ Tắc Thiên được ổn định, người dân cả nước cũng công nhận và tin tưởng. Dưới sự cai trị của Võ Tắc Thiên, bà đã thực hiện chính sách sản xuất nông nghiệp để phát triển kinh tế, khuyến khích thương nghiệp, mở mang ngoại thương, thu ngoại tệ, đồng thời giảm thuế cho nông dân và thương nhân, đưa đất nước đi đến phồn vinh. Có thể nói, Võ Tắc Thiên bị chỉ trích việc làm vợ của cả bố lẫn con, lại hoang dâm vô độ, nhưng bà thực sự là người tài. Bà biết sử dụng nhân tài, khiến đất nước thịnh trị trong suốt 16 năm cầm quyền của bà.
(Ảnh minh họa)
Càn Lăng là lăng mộ chung duy nhất của hai vị hoàng đế trong lịch sử Trung Quốc là Đường Cao Tông và Võ Tắc Thiên. Càn Lăng nằm trên núi Lương Sơn ở độ cao 1.047 mét ở huyện Càn, tỉnh Thiểm Tây, sử sách gọi đây là “vương miện của tất cả các lăng tẩm hoàng đế các triều đại phong kiến”. Càn Lăng được thiết kế mô phỏng theo bố cục của Trường An ở Tây Kinh lúc bấy giờ, được chia thành nội thành, cung thành và ngoại thành. Càn Lăng được xây dựng suốt 30 năm, bắt đầu từ năm 638. Đường vào Càn Lăng được bố trí bởi 103 tượng đá, trong đó có 61 tượng biểu trưng cho các bộ tộc khác nhau.
Hình ảnh tượng đá tại Càn Lăng.
Theo ghi chép, các lăng mộ của hoàng đế thời phong kiến đa số đã bị trộm mộ phá hoại. Nhưng khu Càn Lăng đến nay vẫn tồn tại hầu như nguyên vẹn. Điều này làm dấy lên vô số lời đồn liên quan đến lăng mộ này. Người ta tin rằng, hễ động đến lăng mộ là giông bão nổi lên, sét đánh dữ dội. Sử sách ghi lại vô số lần xâm phạm lăng mộ đều chết bất đắc kỳ tử. Lịch sử thống kê được tới 17 lần ngôi mộ bị xâm phạm với quy mô lớn, còn những vụ đào trộm quy mô nhỏ thì thời nào cũng có. Cuối đời Đường, lãnh tụ nông dân Hoàng Sào khởi nghĩa, đã huy động tới 400.000 dân binh đào bới, hy vọng lấy được của cải nhưng không thành công, để lại những hố sâu tới 40 mét vào lòng núi.
(Ảnh minh họa)
Mặc dù Càn Lăng đã trải qua ngàn năm thăng trầm, nhưng bọn trộm mộ đều thất bại khi tới đây. Ngay cả cửa mộ Càn Lăng cũng không tìm được, điều này cho thấy vùng đất phong thủy thực sự đã bảo vệ hai vị hoàng đế ngủ yên dưới lòng đất mãi mãi mà không bị người khác quấy rầy. Đến nay, lăng mộ của Đường Cao Tông và Võ Tắc Thiên vẫn là một bí ẩn vì các nhà khoa học chưa khám phá ra.