Nhắc đến giòi (ấu trùng của ruồi), nhiều người sẽ liên tưởng đến một loài kí sinh trùng bẩn thỉu và gớm ghiếc. Vì vậy, thật khó tin khi trị thương bằng giòi lại là một thủ thuật từng được áp dụng rộng rãi trong y tế.Đây là một phương pháp điều trị do bác sĩ người Mỹ Johns Hopkins đề xuất năm 1928. “Dược liệu” được ông sử dụng là những con giòi "sạch", tức là giòi không mang mầm bệnh.Được nhân giống và nuôi dưỡng trong môi trường vô trùng, giòi sống hoặc trứng giòi sẽ được cấy vào vết thương và chúng sẽ sinh trưởng bằng cách “tự do” đánh chén phần thịt đang hoại tử của bệnh nhân.Phương pháp này xuất phát từ việc, các bác sĩ quân y trên chiến trường nhận thấy bệnh binh mang vết thương có giòi thường phục hồi nhanh và có tỉ lệ tử vong thấp hơn hẳn người khác.Trên quan điểm khoa học, điều trị bằng giòi là điều khả thi, vì thứ ấu trùng này sẽ tiết ra các enzyme tiêu hóa có thể hòa tan các mô chết hay bị nhiễm trùng, qua đó giúp vết thương nhanh lành hơn.Qua thời gian, trị thương bằng giòi còn được áp dụng trên nhiều lĩnh vực khác, như loét chân do tiểu đường, các vết loét mãn tính ở chân, vết thương sau phẫu thuật và bỏng cấp tính.Với sự xuất hiện của thuốc kháng sinh, phương pháp trị thương bằng giòi dần dần biến mất khỏi các cơ sở y tế, và ngày nay đã bị loại bỏ hoàn toàn khỏi các phác đồ điều trị.Tuy nhiên, trước những diễn biến nguy hiểm của hiện tượng "kháng kháng sinh", một số chuyên gia y tế đã nhắc đến việc khôi phục lại phương pháp điều trị bằng giòi để ứng phó với một cuộc khủng hoảng y tế tiềm tàng.Mời quý độc giả xem clip: Các địa điểm du lịch được ưa thích ở Cố đô Huế.
Nhắc đến giòi (ấu trùng của ruồi), nhiều người sẽ liên tưởng đến một loài kí sinh trùng bẩn thỉu và gớm ghiếc. Vì vậy, thật khó tin khi trị thương bằng giòi lại là một thủ thuật từng được áp dụng rộng rãi trong y tế.
Đây là một phương pháp điều trị do bác sĩ người Mỹ Johns Hopkins đề xuất năm 1928. “Dược liệu” được ông sử dụng là những con giòi "sạch", tức là giòi không mang mầm bệnh.
Được nhân giống và nuôi dưỡng trong môi trường vô trùng, giòi sống hoặc trứng giòi sẽ được cấy vào vết thương và chúng sẽ sinh trưởng bằng cách “tự do” đánh chén phần thịt đang hoại tử của bệnh nhân.
Phương pháp này xuất phát từ việc, các bác sĩ quân y trên chiến trường nhận thấy bệnh binh mang vết thương có giòi thường phục hồi nhanh và có tỉ lệ tử vong thấp hơn hẳn người khác.
Trên quan điểm khoa học, điều trị bằng giòi là điều khả thi, vì thứ ấu trùng này sẽ tiết ra các enzyme tiêu hóa có thể hòa tan các mô chết hay bị nhiễm trùng, qua đó giúp vết thương nhanh lành hơn.
Qua thời gian, trị thương bằng giòi còn được áp dụng trên nhiều lĩnh vực khác, như loét chân do tiểu đường, các vết loét mãn tính ở chân, vết thương sau phẫu thuật và bỏng cấp tính.
Với sự xuất hiện của thuốc kháng sinh, phương pháp trị thương bằng giòi dần dần biến mất khỏi các cơ sở y tế, và ngày nay đã bị loại bỏ hoàn toàn khỏi các phác đồ điều trị.
Tuy nhiên, trước những diễn biến nguy hiểm của hiện tượng "kháng kháng sinh", một số chuyên gia y tế đã nhắc đến việc khôi phục lại phương pháp điều trị bằng giòi để ứng phó với một cuộc khủng hoảng y tế tiềm tàng.
Mời quý độc giả xem clip: Các địa điểm du lịch được ưa thích ở Cố đô Huế.