Porhalaan là tên gọi của một loại lịch bói cổ độc đáo của tộc người Batak ở đảo Sumatra, Indonesia. Một bộ lịch porhalaan như vậy đang được trưng bày tại Bảo tàng dân tộc học Việt Nam.Hiện vật gồm một tấm xương gắn với với 12 thẻ tre, tương ứng với 12 tháng trong lịch của người Batak. Mỗi thẻ tre được chia thành 30 ngày. Trong hệ thống lịch này, sau vài năm sẽ có tháng nhuận, tương tự âm lịch Việt Nam.Các dấu hiệu khắc trên lịch tượng trưng cho những ngày xấu và ngày tốt trong chu kỳ nông nghiệp.Theo quy ước, lịch porhalaan được đọc từ phải sang trái và các ngày của mỗi tháng được đọc từ trên xuống dưới.Loại lịch này không được sử dụng để xem thời gian mà được các dukun (thầy tế, pháp sư) sử dụng để xác định những ngày thuận lợi hoặc không thuận lợi nhằm tổ chức các nghi lễ.Mỗi dukun có một hệ thống ký hiệu riêng và chỉ có học trò mới hiểu.Trên tấm xương của porhalaan có khắc hình rắn và thằn lằn, tượng trưng cho hai người con của Mangalabulan, vị thần trong thần thoại của người Batak.Theo các nhà nghiên cứu văn hóa, lịch porhalaan có nguồn gốc từ lịch Hindu, đã được cộng đồng cư dân Batak vay mượn và sửa đổi theo hướng đơn giản hóa cho phù hợp với tập quán văn hóa của mình.Trong cái tên porhalaan, từ “hala” có nguồn gốc từ tiếng Phạn “kala”, nghĩa là con bọ cạp.Sống quanh hồ Toba ở phía Bắc đảo Sumatra, người Batak được cả thế giới biết đến với một nền văn hóa bản địa đặc sắc.Họ nổi tiếng với kỹ thuật xây dựng nhà sàn hình thuyền độc đáo. Những ngôi nhà sàn của người Batak được gọi là jabu, luôn có hai đầu mái cao và vút cong như hai đầu của một con thuyền.Điều này đã khiến người Batak được giới nghiên cứu lịch sử ở Việt Nam chú ý, vì kiểu nhà sàn hình thuyền của họ rất giống với hình ảnh các ngôi nhà sàn Việt cổ được chạm khắc trên trống đồng Đông Sơn.Theo các nhà nghiên cứu nhân chủng học, tộc người Batak Toba thuộc nhóm chủng tộc Batak, có tổ tiên là các di dân từ Đài Loan và Philippines khoảng 2.500 năm trước.Họ sinh sống chủ yếu bằng nghề trồng lúa nước với cách thức canh tác quen thuộc của vùng Đông Nam Á...Mời quý độc giả xem video: Giải mã thông điệp ý nghĩa trống đồng Đông Sơn. Nguồn: Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội.
Porhalaan là tên gọi của một loại lịch bói cổ độc đáo của tộc người Batak ở đảo Sumatra, Indonesia. Một bộ lịch porhalaan như vậy đang được trưng bày tại Bảo tàng dân tộc học Việt Nam.
Hiện vật gồm một tấm xương gắn với với 12 thẻ tre, tương ứng với 12 tháng trong lịch của người Batak. Mỗi thẻ tre được chia thành 30 ngày. Trong hệ thống lịch này, sau vài năm sẽ có tháng nhuận, tương tự âm lịch Việt Nam.
Các dấu hiệu khắc trên lịch tượng trưng cho những ngày xấu và ngày tốt trong chu kỳ nông nghiệp.
Theo quy ước, lịch porhalaan được đọc từ phải sang trái và các ngày của mỗi tháng được đọc từ trên xuống dưới.
Loại lịch này không được sử dụng để xem thời gian mà được các dukun (thầy tế, pháp sư) sử dụng để xác định những ngày thuận lợi hoặc không thuận lợi nhằm tổ chức các nghi lễ.
Mỗi dukun có một hệ thống ký hiệu riêng và chỉ có học trò mới hiểu.
Trên tấm xương của porhalaan có khắc hình rắn và thằn lằn, tượng trưng cho hai người con của Mangalabulan, vị thần trong thần thoại của người Batak.
Theo các nhà nghiên cứu văn hóa, lịch porhalaan có nguồn gốc từ lịch Hindu, đã được cộng đồng cư dân Batak vay mượn và sửa đổi theo hướng đơn giản hóa cho phù hợp với tập quán văn hóa của mình.
Trong cái tên porhalaan, từ “hala” có nguồn gốc từ tiếng Phạn “kala”, nghĩa là con bọ cạp.
Sống quanh hồ Toba ở phía Bắc đảo Sumatra, người Batak được cả thế giới biết đến với một nền văn hóa bản địa đặc sắc.
Họ nổi tiếng với kỹ thuật xây dựng nhà sàn hình thuyền độc đáo. Những ngôi nhà sàn của người Batak được gọi là jabu, luôn có hai đầu mái cao và vút cong như hai đầu của một con thuyền.
Điều này đã khiến người Batak được giới nghiên cứu lịch sử ở Việt Nam chú ý, vì kiểu nhà sàn hình thuyền của họ rất giống với hình ảnh các ngôi nhà sàn Việt cổ được chạm khắc trên trống đồng Đông Sơn.
Theo các nhà nghiên cứu nhân chủng học, tộc người Batak Toba thuộc nhóm chủng tộc Batak, có tổ tiên là các di dân từ Đài Loan và Philippines khoảng 2.500 năm trước.
Họ sinh sống chủ yếu bằng nghề trồng lúa nước với cách thức canh tác quen thuộc của vùng Đông Nam Á...
Mời quý độc giả xem video: Giải mã thông điệp ý nghĩa trống đồng Đông Sơn. Nguồn: Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội.