Chiếm mâm bồng hiệu Rivoli có hình rồng vàng này, quà của Phủ Phụ chính đặt làm tại Pháp năm 1915 để tặng vua Duy Tân.Vua Khải Định (1885-1825) là một ông vua nổi tiếng với cuộc sống xa hoa của nhà Nguyễn. Ngày nay còn khá nhiều cổ vật gắn với cuộc sống của vị vua này được lưu giữ. Một trong số đó là một chiếc long sàng kiểu Đông - Tây kết hợp trang trí mô típ rồng vàng rực rỡ.Nổi tiếng là ông vua hay chữ, vua Tự Đức có hẳn một bộ ấn ngà được chế tác rất tinh xảo, khắc những lời răn đầy ý nghĩa về quan niệm sống của bậc trí thức đương thời. Trong ảnh là chiếc ấn "Hóa cửu thành đạo", nghĩa là "Dạy lâu thì thành đạo".Chiếu kiệu sơn son thiếp vàng từng là phương tiện di chuyển của vua nhà Nguyễn ở Hoàng thành Huế.Quả cầu cửu long sơn thếp, một món đồ nội thất độc đáo từng được bày trong cung vua nhà Nguyễn. Hiện vật này được tạo hình chín con rồng vờn quanh ngọc châu, làm bằng gỗ quý thếp vàng toàn bộ bề mặt theo kỹ thuật truyền thống.Cặp ngà voi này dài khoảng 1,2m, dáng cân đối với độ cong đồng đều, được cắm vào giá gỗ để sử dụng làm vật trang trí trong cung điện của các vua nhà Nguyễn. Đây là cặp ngà voi cổ lớn nhất nhì Việt Nam.Những món đồ pháp lam của cung đình nhà Nguyễn. Pháp lam Huế là tên gọi của những sản phẩm được làm bằng đồng hoặc hợp kim đồng, trên bề mặt được tráng men trang trí nhiều màu, một nghề thủ công đặc thù gắn với vương triều Nguyễn.Biên chung và biên khánh là hai nhạc cụ hết sức độc đáo, chỉ được đưa ra sử dụng trong những buổi tế lễ trọng đại như: lễ Đại triều ở điện Thái Hòa, lễ Tế Nam Giao, lễ Tế Xã Tắc... của triều Nguyễn. Trong ảnh là bộ biên khánh gồm 12 chiếc khánh hình làm bằng đá núi Nhồi ở Thanh Hóa.Bộ biên chung gồm 12 quả chuông đồng được đúc rỗng, độ dày mỏng giữa các chuông khác nhau.Trấn phong Phúc Lộc Thọ Toàn làm bằng bạc của cung đình nhà Nguyễn. Trong kiến trúc Huế xưa, trấn phong là một vật dụng dùng để che chắn trong nội thất của công trình kiến trúc.Bộ ấm chén bằng bạc gồm ấm, 8 chiếc chén và khay đựng của cung đình nhà Nguyễn."Cành vàng lá ngọc" là một dạng cổ vật đặc biệt, từng hiện diện rất nhiều trong các cung điện, lăng tẩm vua chúa ở Huế. Đúng như tên gọi, các cành cây được dát vàng, hoa và lá làm từ đá ngọc.Bề mặt một phù điêu gỗ được chạm khắc hết sức tinh xảo, hiện vật từng được đặt trong cung điện của triều Nguyễn.Khay làm bằng ngà voi chạm hình chim phượng của vua nhà Nguyễn.Hình tượng rồng trên hoàng bào của vua nhà Nguyễn mặc lúc thiết lễ đại triều.Mời quý độc giả xem clip: Các địa điểm du lịch được ưa thích ở Cố đô Huế.
Chiếm mâm bồng hiệu Rivoli có hình rồng vàng này, quà của Phủ Phụ chính đặt làm tại Pháp năm 1915 để tặng vua Duy Tân.
Vua Khải Định (1885-1825) là một ông vua nổi tiếng với cuộc sống xa hoa của nhà Nguyễn. Ngày nay còn khá nhiều cổ vật gắn với cuộc sống của vị vua này được lưu giữ. Một trong số đó là một chiếc long sàng kiểu Đông - Tây kết hợp trang trí mô típ rồng vàng rực rỡ.
Nổi tiếng là ông vua hay chữ, vua Tự Đức có hẳn một bộ ấn ngà được chế tác rất tinh xảo, khắc những lời răn đầy ý nghĩa về quan niệm sống của bậc trí thức đương thời. Trong ảnh là chiếc ấn "Hóa cửu thành đạo", nghĩa là "Dạy lâu thì thành đạo".
Chiếu kiệu sơn son thiếp vàng từng là phương tiện di chuyển của vua nhà Nguyễn ở Hoàng thành Huế.
Quả cầu cửu long sơn thếp, một món đồ nội thất độc đáo từng được bày trong cung vua nhà Nguyễn. Hiện vật này được tạo hình chín con rồng vờn quanh ngọc châu, làm bằng gỗ quý thếp vàng toàn bộ bề mặt theo kỹ thuật truyền thống.
Cặp ngà voi này dài khoảng 1,2m, dáng cân đối với độ cong đồng đều, được cắm vào giá gỗ để sử dụng làm vật trang trí trong cung điện của các vua nhà Nguyễn. Đây là cặp ngà voi cổ lớn nhất nhì Việt Nam.
Những món đồ pháp lam của cung đình nhà Nguyễn. Pháp lam Huế là tên gọi của những sản phẩm được làm bằng đồng hoặc hợp kim đồng, trên bề mặt được tráng men trang trí nhiều màu, một nghề thủ công đặc thù gắn với vương triều Nguyễn.
Biên chung và biên khánh là hai nhạc cụ hết sức độc đáo, chỉ được đưa ra sử dụng trong những buổi tế lễ trọng đại như: lễ Đại triều ở điện Thái Hòa, lễ Tế Nam Giao, lễ Tế Xã Tắc... của triều Nguyễn. Trong ảnh là bộ biên khánh gồm 12 chiếc khánh hình làm bằng đá núi Nhồi ở Thanh Hóa.
Bộ biên chung gồm 12 quả chuông đồng được đúc rỗng, độ dày mỏng giữa các chuông khác nhau.
Trấn phong Phúc Lộc Thọ Toàn làm bằng bạc của cung đình nhà Nguyễn. Trong kiến trúc Huế xưa, trấn phong là một vật dụng dùng để che chắn trong nội thất của công trình kiến trúc.
Bộ ấm chén bằng bạc gồm ấm, 8 chiếc chén và khay đựng của cung đình nhà Nguyễn.
"Cành vàng lá ngọc" là một dạng cổ vật đặc biệt, từng hiện diện rất nhiều trong các cung điện, lăng tẩm vua chúa ở Huế. Đúng như tên gọi, các cành cây được dát vàng, hoa và lá làm từ đá ngọc.
Bề mặt một phù điêu gỗ được chạm khắc hết sức tinh xảo, hiện vật từng được đặt trong cung điện của triều Nguyễn.
Khay làm bằng ngà voi chạm hình chim phượng của vua nhà Nguyễn.
Hình tượng rồng trên hoàng bào của vua nhà Nguyễn mặc lúc thiết lễ đại triều.
Mời quý độc giả xem clip: Các địa điểm du lịch được ưa thích ở Cố đô Huế.