1. Tọa lạc tại số 710 Nguyễn Trãi, quận 5, TP HCM, chùa Bà Thiên Hậu hay hội quán Tuệ Thành là địa điểm tâm linh nổi tiếng bậc nhất vùng đất Chợ Lớn xưa. Công trình do nhóm người Hoa gốc Quảng Đông di dân sang Việt Nam góp vốn và góp công xây dựng vào khoảng năm 1760.Chùa được xây theo kiểu kiến trúc đặc trưng cùa người Hoa với 4 dãy nhà liên kết nhau, giữa các dãy nhà này có một khoảng trống gọi là thiên tỉnh (giếng trời), giúp không gian chùa thoáng đãng. Không gian thờ tự ở nơi đây được chia thành tiền điện, trung điện và hậu điệnVị thần được thờ chính trong chùa là Thiên Hậu Thánh Mẫu, một vị thần quan trọng trong tín ngưỡng của người Hoa. Đặt ở hậu điện, tượng Bà Thiên Hậu được tạc từ một khối gỗ cao 1 mét, có từ trước khi xây chùa. Tượng vốn được thờ ở Biên Hòa và đến năm 1836 mới chuyển về đây.Một nét đặc sắc trong kiến trúc của chùa Bà Thiên Hậu - hội quán Tuệ Thành là các phù điêu bằng gốm được trang trí dày đặc từ trên nóc chùa, mái, hiên chùa cho đến các bàn thờ, vách tường… Các sản phẩm này do 2 lò gốm Bửu Nguyên và Đồng Hòa ở Trung Quốc sản xuất vào năm 1908.2. Nằm tại số 176 đường Trần Phú, TP Hội An, hội quán Quảng Đông là một trong những di tích nổi tiếng nhất của phố cổ Hội An. Công trình do cộng đồng bang hội thương nhân Quảng Đông xây dựng năm 1885 làm nơi sinh hoạt cộng đồng và tín ngưỡng của người Quảng Đông ở Hội An.Toàn bộ công trình được kiến trúc theo kiểu hình chữ "Quốc" trên một nền đất rộng và cao. Sau cổng tam quan là nhà tiền điện quy mô khá lớn. Nhà tiền điện được ngăn cách với chính điện bằng một khoảng sân. Hai bên có tả vu, hữu vu nối hai khu nhà này với nhau.Chính điện rộng lớn, khoáng đãng với hệ cột kèo đồ sộ được liên kết bởi các vì chồng rường vững chắc. Nơi đây chia làm 3 gian, gian giữa thờ Quan Công, hai gian còn lại thờ Tài Bạch tinh quân và Phước Đức Chánh Thần.So với nhiều công trình khác ở Hội An, nghệ thuật sử dụng hài hòa các chất liệu gỗ, đá trong kết cấu chịu lực... đã mang lại cho Hội quán Quảng Đông vẻ độc đáo riêng. Các chi tiết trang trí công phu của hội quán cũng thể hiện giá trị đặc sắc của nghệ thuật tạo hình Trung Hoa.3. Nằm giữa khu phố cổ Hà Nội, Trung tâm văn hóa nghệ thuật 22 Hàng Buồm có tiền thân là hội quán Quảng Đông, được hình thành bởi cộng đồng người gốc Quảng Đông định cư tại phường Hà Khẩu, tổng Hữu Túc, huyện Thọ Xương khoảng 400 năm trước.Kiến trúc của công trình vẫn giữ được nhiều nét cổ kính dù đã bị biến đổi do sự thăng trầm của lịch sử. Về tổng quan, hội quán có bốn dãy nhà bố cục hợp thành chữ “Khẩu”, ở giữa là giếng trời. Các đơn nguyên kiến trúc từ trước ra sau gồm tiền đường, phương đình, trung đường và hậu cung.Hiện tại Trung tâm văn hóa nghệ thuật 22 Hàng Buồm/hội quán Quảng Đông có hai khu vực thờ tự, một dành cho Quan Công, một dành cho Bà Thiên Hậu. Theo dòng thời gian, đồ nội thất nguyên bản của hội quán xưa đã mất mát phần lớn.Tương tự như một số hội quán nổi tiếng của người Hoa Chợ Lớn, kiến trúc hội quán 22 Hàng Buồm gây ấn tượng mạnh nhờ các phù điêu khắc nổi, được tạo tác rất tỉ mỉ, cầu kỳ. Tiếc rằng nhiều phù điêu không còn được nguyên vẹn.Mời quý độc giả xem video: Độc đáo và đa dạng các món ăn của người Hoa ở Sài Gòn / VTV Travel.
1. Tọa lạc tại số 710 Nguyễn Trãi, quận 5, TP HCM, chùa Bà Thiên Hậu hay hội quán Tuệ Thành là địa điểm tâm linh nổi tiếng bậc nhất vùng đất Chợ Lớn xưa. Công trình do nhóm người Hoa gốc Quảng Đông di dân sang Việt Nam góp vốn và góp công xây dựng vào khoảng năm 1760.
Chùa được xây theo kiểu kiến trúc đặc trưng cùa người Hoa với 4 dãy nhà liên kết nhau, giữa các dãy nhà này có một khoảng trống gọi là thiên tỉnh (giếng trời), giúp không gian chùa thoáng đãng. Không gian thờ tự ở nơi đây được chia thành tiền điện, trung điện và hậu điện
Vị thần được thờ chính trong chùa là Thiên Hậu Thánh Mẫu, một vị thần quan trọng trong tín ngưỡng của người Hoa. Đặt ở hậu điện, tượng Bà Thiên Hậu được tạc từ một khối gỗ cao 1 mét, có từ trước khi xây chùa. Tượng vốn được thờ ở Biên Hòa và đến năm 1836 mới chuyển về đây.
Một nét đặc sắc trong kiến trúc của chùa Bà Thiên Hậu - hội quán Tuệ Thành là các phù điêu bằng gốm được trang trí dày đặc từ trên nóc chùa, mái, hiên chùa cho đến các bàn thờ, vách tường… Các sản phẩm này do 2 lò gốm Bửu Nguyên và Đồng Hòa ở Trung Quốc sản xuất vào năm 1908.
2. Nằm tại số 176 đường Trần Phú, TP Hội An, hội quán Quảng Đông là một trong những di tích nổi tiếng nhất của phố cổ Hội An. Công trình do cộng đồng bang hội thương nhân Quảng Đông xây dựng năm 1885 làm nơi sinh hoạt cộng đồng và tín ngưỡng của người Quảng Đông ở Hội An.
Toàn bộ công trình được kiến trúc theo kiểu hình chữ "Quốc" trên một nền đất rộng và cao. Sau cổng tam quan là nhà tiền điện quy mô khá lớn. Nhà tiền điện được ngăn cách với chính điện bằng một khoảng sân. Hai bên có tả vu, hữu vu nối hai khu nhà này với nhau.
Chính điện rộng lớn, khoáng đãng với hệ cột kèo đồ sộ được liên kết bởi các vì chồng rường vững chắc. Nơi đây chia làm 3 gian, gian giữa thờ Quan Công, hai gian còn lại thờ Tài Bạch tinh quân và Phước Đức Chánh Thần.
So với nhiều công trình khác ở Hội An, nghệ thuật sử dụng hài hòa các chất liệu gỗ, đá trong kết cấu chịu lực... đã mang lại cho Hội quán Quảng Đông vẻ độc đáo riêng. Các chi tiết trang trí công phu của hội quán cũng thể hiện giá trị đặc sắc của nghệ thuật tạo hình Trung Hoa.
3. Nằm giữa khu phố cổ Hà Nội, Trung tâm văn hóa nghệ thuật 22 Hàng Buồm có tiền thân là hội quán Quảng Đông, được hình thành bởi cộng đồng người gốc Quảng Đông định cư tại phường Hà Khẩu, tổng Hữu Túc, huyện Thọ Xương khoảng 400 năm trước.
Kiến trúc của công trình vẫn giữ được nhiều nét cổ kính dù đã bị biến đổi do sự thăng trầm của lịch sử. Về tổng quan, hội quán có bốn dãy nhà bố cục hợp thành chữ “Khẩu”, ở giữa là giếng trời. Các đơn nguyên kiến trúc từ trước ra sau gồm tiền đường, phương đình, trung đường và hậu cung.
Hiện tại Trung tâm văn hóa nghệ thuật 22 Hàng Buồm/hội quán Quảng Đông có hai khu vực thờ tự, một dành cho Quan Công, một dành cho Bà Thiên Hậu. Theo dòng thời gian, đồ nội thất nguyên bản của hội quán xưa đã mất mát phần lớn.
Tương tự như một số hội quán nổi tiếng của người Hoa Chợ Lớn, kiến trúc hội quán 22 Hàng Buồm gây ấn tượng mạnh nhờ các phù điêu khắc nổi, được tạo tác rất tỉ mỉ, cầu kỳ. Tiếc rằng nhiều phù điêu không còn được nguyên vẹn.
Mời quý độc giả xem video: Độc đáo và đa dạng các món ăn của người Hoa ở Sài Gòn / VTV Travel.