1. Hội quán Phúc Kiến (Hội An). Nằm trên trục đường Trần Phú ở khu vực trung tâm đô thị cổ Hội An, hội quán Phúc Kiến (hay Phước Kiến) được xem là một trong những điểm tham quan đặc sắc tại Di sản thế giới này.Hội quán được cộng đồng người Hoa gốc tỉnh Phúc Kiến xây dựng từ năm 1697 với cấu trúc hoàn toàn bằng gỗ. Đến năm 1757 công trình được xây dựng lại bằng gạch và mái ngói. Về tổng thể, công trình có kiến trúc kiểu chữ “Tam”, chiều sâu 120m theo các trật tự: cổng – sân – hồ nước – cây cảnh – hai dãy nhà đông và tây – chính điện – sân sau – và hậu điện.Về hoạt động, hội quán Phúc Kiến là nơi thờ Bà Thiên Hậu Thánh Mẫu và các vị thần bảo hộ về sông nước, tiền của, con cái, các vị tổ tiên. Đây cũng là nơi họp đồng hương và giúp đỡ lẫn nhau của cộng đồng người Phúc Kiến, những người đến Hội An sớm nhất và đông nhất.Thông qua cách bài trí thờ phụng, bố trí tiểu cảnh... kiến trúc của hội quán đã góp phần thể hiện sâu sắc triết lý Á Đông về hạnh phúc con người. Hàng năm, vào các ngày Nguyên Tiêu, Vía Lục Tánh, vía Thiên Hậu (23 tháng 3 âm lịch)… tại hội quán diễn ra nhiều hoạt động lễ hội thu hút rất nhiều du khách đến tham gia. 2. Hội quán Hà Chương (TP HCM). Tọa lạc tại số 802 Nguyễn Trãi, quận 5, TP HCM, hội quán Hà Chương còn có tên là Hội quán Chương Châu, chùa Ông Hược hoặc chùa Bà Hà Chương là một trong những hội quán có kiến trúc độc đáo nhất vùng Chợ Lớn xưa.Hội quán là nơi thờ Thiên Hậu Thánh Mẫu và các vị thần khác như Chúa Sanh nương nương, Phước Đức chính thần, Quan Công. Theo các nhà nghiên cứu, công trình được những người Hoa gốc phủ Chương Châu, tỉnh Phúc Kiến xây dựng từ đầu thế kỷ 18 trở về trước làm nơi hội họp, sinh hoạt tín ngưỡng.Mặt bằng kiến trúc hội quán gồm 3 tòa nhà ba gian nằm ngang tạo thành tiền điện, chính điện và hậu điện. Hai bên các điện thờ này là hai dãy nhà nằm dọc gồm tả điện, hữu điện, khu văn phòng... tạo thành một công trình khép kín như hình chữ khẩu. Giữa các tòa nhà là sân thiên tỉnh hoặc hành lang thông hương.Nét nổi bật nhất trong kiến trúc hội quán Hà Chương là hai cặp cột đá nguyên khối được chạm trổ hình rồng uốn dài quanh cột, được coi là những tác phẩm điêu khắc đá có 1-0-2 của Việt Nam... Hàng năm ở hội quán có hai lễ lớn là lễ Vía Bà Thiên Hậu ngày 23/3 Âm lịch và cúng cô hồn ngày 9/7 Âm lịch. 3. Hội quán Ôn Lăng (TP HCM). Tọa lạc tại số 12 đường Lão Tử, quận 5, TP HCM, hội quán Ôn Lăng được một nhóm người Hoa thuộc phủ Tuyền Châu, tỉnh Phúc Kiến lập vào năm 1740, để thờ Thiên Hậu Thánh mẫu và nhiều vị thần theo tín ngưỡng dân gian của người Hoa. Sau này, hội quán thờ thêm Quan Âm bồ tát nên còn được gọi là chùa Quan Âm.Hội quán được xây dựng trên khuôn viên rộng 1.800 m2, kiến trúc nội công ngoại quốc theo kiểu đền miếu cổ Trung Hoa với bộ khung chịu lực bằng gỗ, mái ngói lợp ống, chân mái được viền bằng ngói xanh. Các công trình chính gồm tiền điện, trung điện, chính điện và hậu điện cùng các dãy nhà ngang rộng rãi, sáng sủa, thoáng mát.Nét đặc sắc trong kiến trúc hội quán Ôn Lăng là cách tạo hình và trang trí mái ngói với những bờ nóc uốn cong có gắn các mảng tượng gốm trang trí rất sinh động. Ngoài ra, hội quán còn lưu giữ nhiều cổ vật giá trị như các bức phù điêu bằng gỗ chạm thếp vàng, bộ trống, đỉnh gang, lư hương thời Quang Tự (Nhà Thanh), quả chuông đúc năm 1825 cùng nhiều hoành phi và câu đối cổ.Các lễ hội chính của hội quán Ôn Lăng là các lễ vía Quan Âm trong năm: 19/6 Âm lịch là lễ Vía chính, còn 19/2 Âm lịch và 19/11 Âm lịch là hai lễ Vía phụ. Không chỉ là địa điểm tín ngưỡng của người dân địa phương, hội quán này còn là nơi tham quan thu hút rất đông du khách trong nước và quốc tế. 4. Hội quán Nhị Phủ (TP HCM). Tọa lạc tại số 264 đường Hải Thượng Lãn Ông quận 5, TP HCM, hội quán Nhị Phủ (còn gọi là Miếu Nhị Phủ hay chùa Ông Bổn) là một hội quán nổi tiếng lâu đời và kiến trúc độc đáo của người Hoa ở Chợ Lớn. Cộng đồng sáng lập hội quán là những người đồng hương ở hai phủ Tuyền Châu và Chương Châu (Nhị phủ), thuộc tỉnh Phúc Kiến.Hội quán được xây năm 1730 và đã trải qua nhiều lần trùng tu lớn nhưng vẫn giữ được những đường nét kiến trúc cổ kính. Ngày nay công trình có kiến trúc tổng thể theo hình chữ "khẩu", gồm bốn dãy nhà dài, vuông góc nhau, khoảng trống ở giữa tạo nên sân thiên tỉnh. Mỗi dãy nhà đều có một lớp mái, riêng tiền điện có hai tầng mái. Tất cả mái đều lợp ngói ống, diềm mái là hàng ngói men xanh, trang trí sinh động.Khám thờ Bổn Đầu Công (tức Ông Bổn, vị thần bảo vệ đất đai và con người) chiếm vị trí trung tâm gian chính điện hội quán, có niên đại 1894. Ngoài ra hội quán Nhị Phủ còn thờ Ngọc Hoàng Thượng đế, Quảng Trạch Tôn Vương, Quảng Đại Tôn Vương, Thái Tuế, Quan Công, Quan Thế Âm bồ tát, Chúa Sanh nương nương, Hoa Phấn phu nhân, cùng rất nhiều vị thần khác theo tín ngưỡng của người Hoa.Trong hội quán hiện còn lưu giữ một số hiện vật quý, như chuông cổ được đúc vào năm 1825, chuông bằng gang làm năm 1875, tượng kỳ lân bằng đá, các bao lam, bình phong... có niên đại từ giữa đến cuối thế kỷ 19. Ngoài ra hội quán còn 14 câu đối và 30 hoành phi, phần lớn được làm từ năm 1864 đến năm 1901...Mời quý độc giả xem video: Nghe ca khúc Việt Nam quê hương tôi.
1. Hội quán Phúc Kiến (Hội An). Nằm trên trục đường Trần Phú ở khu vực trung tâm đô thị cổ Hội An, hội quán Phúc Kiến (hay Phước Kiến) được xem là một trong những điểm tham quan đặc sắc tại Di sản thế giới này.
Hội quán được cộng đồng người Hoa gốc tỉnh Phúc Kiến xây dựng từ năm 1697 với cấu trúc hoàn toàn bằng gỗ. Đến năm 1757 công trình được xây dựng lại bằng gạch và mái ngói. Về tổng thể, công trình có kiến trúc kiểu chữ “Tam”, chiều sâu 120m theo các trật tự: cổng – sân – hồ nước – cây cảnh – hai dãy nhà đông và tây – chính điện – sân sau – và hậu điện.
Về hoạt động, hội quán Phúc Kiến là nơi thờ Bà Thiên Hậu Thánh Mẫu và các vị thần bảo hộ về sông nước, tiền của, con cái, các vị tổ tiên. Đây cũng là nơi họp đồng hương và giúp đỡ lẫn nhau của cộng đồng người Phúc Kiến, những người đến Hội An sớm nhất và đông nhất.
Thông qua cách bài trí thờ phụng, bố trí tiểu cảnh... kiến trúc của hội quán đã góp phần thể hiện sâu sắc triết lý Á Đông về hạnh phúc con người. Hàng năm, vào các ngày Nguyên Tiêu, Vía Lục Tánh, vía Thiên Hậu (23 tháng 3 âm lịch)… tại hội quán diễn ra nhiều hoạt động lễ hội thu hút rất nhiều du khách đến tham gia.
2. Hội quán Hà Chương (TP HCM). Tọa lạc tại số 802 Nguyễn Trãi, quận 5, TP HCM, hội quán Hà Chương còn có tên là Hội quán Chương Châu, chùa Ông Hược hoặc chùa Bà Hà Chương là một trong những hội quán có kiến trúc độc đáo nhất vùng Chợ Lớn xưa.
Hội quán là nơi thờ Thiên Hậu Thánh Mẫu và các vị thần khác như Chúa Sanh nương nương, Phước Đức chính thần, Quan Công. Theo các nhà nghiên cứu, công trình được những người Hoa gốc phủ Chương Châu, tỉnh Phúc Kiến xây dựng từ đầu thế kỷ 18 trở về trước làm nơi hội họp, sinh hoạt tín ngưỡng.
Mặt bằng kiến trúc hội quán gồm 3 tòa nhà ba gian nằm ngang tạo thành tiền điện, chính điện và hậu điện. Hai bên các điện thờ này là hai dãy nhà nằm dọc gồm tả điện, hữu điện, khu văn phòng... tạo thành một công trình khép kín như hình chữ khẩu. Giữa các tòa nhà là sân thiên tỉnh hoặc hành lang thông hương.
Nét nổi bật nhất trong kiến trúc hội quán Hà Chương là hai cặp cột đá nguyên khối được chạm trổ hình rồng uốn dài quanh cột, được coi là những tác phẩm điêu khắc đá có 1-0-2 của Việt Nam... Hàng năm ở hội quán có hai lễ lớn là lễ Vía Bà Thiên Hậu ngày 23/3 Âm lịch và cúng cô hồn ngày 9/7 Âm lịch.
3. Hội quán Ôn Lăng (TP HCM). Tọa lạc tại số 12 đường Lão Tử, quận 5, TP HCM, hội quán Ôn Lăng được một nhóm người Hoa thuộc phủ Tuyền Châu, tỉnh Phúc Kiến lập vào năm 1740, để thờ Thiên Hậu Thánh mẫu và nhiều vị thần theo tín ngưỡng dân gian của người Hoa. Sau này, hội quán thờ thêm Quan Âm bồ tát nên còn được gọi là chùa Quan Âm.
Hội quán được xây dựng trên khuôn viên rộng 1.800 m2, kiến trúc nội công ngoại quốc theo kiểu đền miếu cổ Trung Hoa với bộ khung chịu lực bằng gỗ, mái ngói lợp ống, chân mái được viền bằng ngói xanh. Các công trình chính gồm tiền điện, trung điện, chính điện và hậu điện cùng các dãy nhà ngang rộng rãi, sáng sủa, thoáng mát.
Nét đặc sắc trong kiến trúc hội quán Ôn Lăng là cách tạo hình và trang trí mái ngói với những bờ nóc uốn cong có gắn các mảng tượng gốm trang trí rất sinh động. Ngoài ra, hội quán còn lưu giữ nhiều cổ vật giá trị như các bức phù điêu bằng gỗ chạm thếp vàng, bộ trống, đỉnh gang, lư hương thời Quang Tự (Nhà Thanh), quả chuông đúc năm 1825 cùng nhiều hoành phi và câu đối cổ.
Các lễ hội chính của hội quán Ôn Lăng là các lễ vía Quan Âm trong năm: 19/6 Âm lịch là lễ Vía chính, còn 19/2 Âm lịch và 19/11 Âm lịch là hai lễ Vía phụ. Không chỉ là địa điểm tín ngưỡng của người dân địa phương, hội quán này còn là nơi tham quan thu hút rất đông du khách trong nước và quốc tế.
4. Hội quán Nhị Phủ (TP HCM). Tọa lạc tại số 264 đường Hải Thượng Lãn Ông quận 5, TP HCM, hội quán Nhị Phủ (còn gọi là Miếu Nhị Phủ hay chùa Ông Bổn) là một hội quán nổi tiếng lâu đời và kiến trúc độc đáo của người Hoa ở Chợ Lớn. Cộng đồng sáng lập hội quán là những người đồng hương ở hai phủ Tuyền Châu và Chương Châu (Nhị phủ), thuộc tỉnh Phúc Kiến.
Hội quán được xây năm 1730 và đã trải qua nhiều lần trùng tu lớn nhưng vẫn giữ được những đường nét kiến trúc cổ kính. Ngày nay công trình có kiến trúc tổng thể theo hình chữ "khẩu", gồm bốn dãy nhà dài, vuông góc nhau, khoảng trống ở giữa tạo nên sân thiên tỉnh. Mỗi dãy nhà đều có một lớp mái, riêng tiền điện có hai tầng mái. Tất cả mái đều lợp ngói ống, diềm mái là hàng ngói men xanh, trang trí sinh động.
Khám thờ Bổn Đầu Công (tức Ông Bổn, vị thần bảo vệ đất đai và con người) chiếm vị trí trung tâm gian chính điện hội quán, có niên đại 1894. Ngoài ra hội quán Nhị Phủ còn thờ Ngọc Hoàng Thượng đế, Quảng Trạch Tôn Vương, Quảng Đại Tôn Vương, Thái Tuế, Quan Công, Quan Thế Âm bồ tát, Chúa Sanh nương nương, Hoa Phấn phu nhân, cùng rất nhiều vị thần khác theo tín ngưỡng của người Hoa.
Trong hội quán hiện còn lưu giữ một số hiện vật quý, như chuông cổ được đúc vào năm 1825, chuông bằng gang làm năm 1875, tượng kỳ lân bằng đá, các bao lam, bình phong... có niên đại từ giữa đến cuối thế kỷ 19. Ngoài ra hội quán còn 14 câu đối và 30 hoành phi, phần lớn được làm từ năm 1864 đến năm 1901...
Mời quý độc giả xem video: Nghe ca khúc Việt Nam quê hương tôi.