Ở đình Quán La (Xuân La Tây Hồ, Hà Nội) tồn tại một cửa hang dẫn xuống hầm ngầm đầy bí ẩn. Theo thủ từ Nguyễn Văn Lực, cũng không ai biết rõ hang ngầm này có từ bao giờ.Các hang này ở sâu dưới lòng đất khoảng chừng 4m, cửa chính thông lên phía sau hậu cung đình Quán La.Gạch xây mộ là gạch có hoa văn trám và một số gạch không có hoa văn, gạch xây cuốn hình múi bưởi có hoa văn. Những điểm này có nét tương đồng với mộ Hán.Thủ từ Nguyễn Văn Lực cho biết: "Cả ba cửa hầm hiện đã bị bít kín từ thời Lý, đến nay không ai dám phá cửa đi sâu vào bên trong, nên đến nay vẫn chưa biết rõ sau mảng tường bị bịt kín là gì”.Có giả thuyết cho rằng, đây là loại mộ táng xây bằng gạch thời Bắc thuộc. Hầm mộ ăn sâu dưới nền thượng điện đình Quán La.Trước khi được khảo sát và kết luận là ngôi mộ Hán, có rất nhiều lý giải của dân gian về địa đạo dưới đình Quán La. Nhiều người nói, đây là huyệt đạo do Cao Biền cho đào để yểm trấn; người lại nói địa đạo được xây dựng từ thời Lý dài hàng chục km nối từ Xuân La, một tiền đồn phía Tây kinh thành Thăng Long đến với khu vực Cấm Thành tại Cửa Bắc và bốn hướng khác...Cũng có giả thuyết cho rằng, một trong những ngách của địa đạo này kéo tới Gò Dàn, một căn cứ hậu cần thời Lý, cũng là nơi giam giữ tù binh Chiêm Thành; ngách thứ hai chạy đến phía Chợ Cáo, Xuân Đỉnh; thông ra hồ Tây....Cũng có giải thiết cho rằng Thánh Gióng khi đánh giặc cũng đã dừng chân ở đây, mặc dù không phải là nơi phát xuất thần tích Thánh Gióng, nhưng nhà Lý đã cho xây dựng tại Xuân La, cách đình Quán La khoảng 200m đền thờ Sóc Thiên Vương để tăng thêm thần uy cho tiền đồn phòng thủ này. Có thể tiền đồn này được nối với Cấm Thành, bằng hệ thống địa đạo nằm sâu dưới lòng đất.Về chiều dài địa đạo, có người kể, Quán La xưa kia nằm ngay sát sông Hồng nên vào mùa nước lên địa đạo cũng bị chìm trong nước. Có người đã từng thử tìm cửa ra của địa đạo trên bằng cách dùng một quả bưởi đánh dấu lại và thả xuống cửa địa đạo nằm bên hông đình và sau đó đã tìm thấy chính quả bưởi trên ở hồ Tây. Hay vào thời Pháp thuộc, người dân từng nhìn thấy một cặp vợ chồng tây cưỡi ngựa đi vào địa đạo và không thấy quay ra. Người làng bịt địa đạo lại từ sau sự việc ấy.Hiện tại đã có quá nhiều giả thiết về những hang ngầm, nơi đây thực sự là gì thì vẫn là một ẩn số.
Ở đình Quán La (Xuân La Tây Hồ, Hà Nội) tồn tại một cửa hang dẫn xuống hầm ngầm đầy bí ẩn. Theo thủ từ Nguyễn Văn Lực, cũng không ai biết rõ hang ngầm này có từ bao giờ.
Các hang này ở sâu dưới lòng đất khoảng chừng 4m, cửa chính thông lên phía sau hậu cung đình Quán La.
Gạch xây mộ là gạch có hoa văn trám và một số gạch không có hoa văn, gạch xây cuốn hình múi bưởi có hoa văn. Những điểm này có nét tương đồng với mộ Hán.
Thủ từ Nguyễn Văn Lực cho biết: "Cả ba cửa hầm hiện đã bị bít kín từ thời Lý, đến nay không ai dám phá cửa đi sâu vào bên trong, nên đến nay vẫn chưa biết rõ sau mảng tường bị bịt kín là gì”.
Có giả thuyết cho rằng, đây là loại mộ táng xây bằng gạch thời Bắc thuộc. Hầm mộ ăn sâu dưới nền thượng điện đình Quán La.
Trước khi được khảo sát và kết luận là ngôi mộ Hán, có rất nhiều lý giải của dân gian về địa đạo dưới đình Quán La. Nhiều người nói, đây là huyệt đạo do Cao Biền cho đào để yểm trấn; người lại nói địa đạo được xây dựng từ thời Lý dài hàng chục km nối từ Xuân La, một tiền đồn phía Tây kinh thành Thăng Long đến với khu vực Cấm Thành tại Cửa Bắc và bốn hướng khác...
Cũng có giả thuyết cho rằng, một trong những ngách của địa đạo này kéo tới Gò Dàn, một căn cứ hậu cần thời Lý, cũng là nơi giam giữ tù binh Chiêm Thành; ngách thứ hai chạy đến phía Chợ Cáo, Xuân Đỉnh; thông ra hồ Tây....
Cũng có giải thiết cho rằng Thánh Gióng khi đánh giặc cũng đã dừng chân ở đây, mặc dù không phải là nơi phát xuất thần tích Thánh Gióng, nhưng nhà Lý đã cho xây dựng tại Xuân La, cách đình Quán La khoảng 200m đền thờ Sóc Thiên Vương để tăng thêm thần uy cho tiền đồn phòng thủ này. Có thể tiền đồn này được nối với Cấm Thành, bằng hệ thống địa đạo nằm sâu dưới lòng đất.
Về chiều dài địa đạo, có người kể, Quán La xưa kia nằm ngay sát sông Hồng nên vào mùa nước lên địa đạo cũng bị chìm trong nước. Có người đã từng thử tìm cửa ra của địa đạo trên bằng cách dùng một quả bưởi đánh dấu lại và thả xuống cửa địa đạo nằm bên hông đình và sau đó đã tìm thấy chính quả bưởi trên ở hồ Tây. Hay vào thời Pháp thuộc, người dân từng nhìn thấy một cặp vợ chồng tây cưỡi ngựa đi vào địa đạo và không thấy quay ra. Người làng bịt địa đạo lại từ sau sự việc ấy.
Hiện tại đã có quá nhiều giả thiết về những hang ngầm, nơi đây thực sự là gì thì vẫn là một ẩn số.