Quý phi có thai với thái giám, Hoàng đế cũng có cái kết bi thảm

Google News

Bị Hoàng đế vắng vẻ lâu ngày, để khỏa lấp nỗi cô đơn, buồn chán, Thạc Quý phi đã gian díu với thái giám Vương Nhân và có thai.

Theo sử sách Trung Quốc, Hoàng đế Thuận Trị đế là con trai út của Hoàng Thái Cực, trên chàng còn có 8 anh trai. Vốn dĩ Thuận Trị đế không hề có cơ hội lên ngôi nhưng Hoàng Thái Cực đột ngột băng hà, không để lại di chúc hay di ngôn nên ngôi vị hoàng đế bị bỏ trống.

Theo hệ thống tiến cử của người Mãn, năng lực và uy tín của Đa Nhĩ Cổn là cao nhất, chàng cũng hoàn toàn có khả năng bước lên ngôi vị cao nhất thiên hạ. Thế nhưng sau khi người Mãn hội nhập vào văn hóa người Hán, bị ảnh hưởng bởi hệ thống cha truyền con nối, một bộ phần quan lại cho rằng, chỉ con trai trưởng của Thuận Trị là Hào Cách mới có tư cách thừa kế ngai vàng

Quy phi co thai voi thai giam, Hoang de cung co cai ket bi tham

Hoàng đế lên ngôi từ khi 6 tuổi

Đa Nhĩ Cổn và Hào Cách lực lượng tương đương nhau, đều có sự ủng hộ nhất định, không phân thắng bại. Lúc này Đa Nhĩ Cổn lùi lại một bước, đề xuất rằng để Thuận Trị, mới 6 tuổi lên kế vị ngai vàng còn chàng sẽ đảm đương vị trí Nhiếp chính vương.

Sau khi xem xét đại cục, Hào Cách tự biết bản thân không thể các chết lưới rách cùng Đa Nhĩ Cổn nên cuối cùng chấp thuận. Thuận Trị thành công kế thừa hoàng vị.

Do tuổi còn nhỏ, Thuận Trị không được quyết những việc lớn, đa số chính sự quốc gia đều do Đa Nhĩ Cổn một tay nắm giữ. Khi Thuận Trị trưởng thành, Đa Nhĩ Cổn cũng không nghĩ đến việc trả lại quyền lực cho vị hoàng đế trẻ tuổi mà tự đổi tước hiệu của mình từ "Nhiếp chính vương" trở thành "Hoàng phụ Nhiếp chính vương".

Quy phi co thai voi thai giam, Hoang de cung co cai ket bi tham-Hinh-2

Đa Nhĩ Cổn rõ ràng đã lợi dụng Thuận Trị và ngang nhiên coi địa vị của mình còn cao hơn cả Thuận Trị. Chính vì thế, sau khi Đa Nhĩ Cổn ngã ngựa mà chết, xương cốt chưa kịp lạnh, hai tháng sau đã bị Thuận Trị đế ban bố 14 điều tội tạng, hủy mộ quật thi.

Thực tế, Thuận Trị đế chỉ sống được 24 năm. 18 năm cầm quyền và có 10 năm nắm thực quyền trong tay. Trong 10 năm này, Thuận Trị đế đã lập được rất nhiều thành tích, chủ trương tiết kiệm, giảm bớt thuế má, coi trọng nhân tài, có nhiều đóng góp cho sự phát triển của nhà Thanh. Song, vị hoàng đế trẻ tài năng không thoát được căn bệnh đậu mùa và qua đời vào năm 1661.

Sử ghi lại, Thuận Trị có hơn chục người vợ cả hoàng hậu và phi tần. Ngoại trừ hai vị hoàng hậu Thuận Trị đế không có tình cảm thì Đổng Ngạc phi và Thạc Quý phi là hai mỹ nhân được chàng cưng sủng nhất.

Hoàng đế bị cắm sừng vì "có mới nới cũ"

Nhiều sử gia cho rằng, nếu Đổng Ngạc phi không xuất hiện, có lẽ Thạc Quý phi sẽ là người mà Thuận Trị đế yêu suốt đời.

Song, chốn hậu cung chưa bao giờ ngừng tranh đấu. Sau khi Đổng Ngạc phi xuất hiện, Thạc Quý phi đang từ phi tần được cưng sủng trở thành người thất thế, không được đoái hoài.

Bị vắng vẻ lâu ngày, để khỏa lấp nỗi cô đơn, buồn chán, Thạc Quý phi đã gian díu với thái giám Vương Nhân (một thái giám tâm cơ, giả vờ như đã bị thiến nhưng thực chất vẫn là một người đàn ông hoàn toàn bình thường, đầy đủ mọi bộ phận và khả năng sinh lý, sinh sản).

Hai người càng ngày càng to gan lớn mật, Thạc Quý phi cũng vô tình mang thai. Sợ hãi việc này đến tai Thuận Trị sẽ chết không có chỗ chôn, vị mỹ nhân này chỉ có thể nhờ thái giám Vương Nhân mua thuốc phá thai.

Uống thuốc xong, Thạc Quý phi đau bụng dữ dội, nằm lăn xuống đất. Cung nữ không biết chuyện vội vã chạy đi báo thái y, không ngờ lại kinh động đến Thuận Trị đế.

Quy phi co thai voi thai giam, Hoang de cung co cai ket bi tham-Hinh-3

Thuận Trị đến cung của Thạc Quý phi thăm nom thì phát hiện vị phi tử xinh đẹp như hoa của mình lăng nhăng với Vương Nhân, còn mang thai đứa con của thái giám này.

Phẫn nộ cực điểm khi bị phi tử cắm sừng, Thuận Trị không cho phép thái y cứu Thạc Quý phi, để mặc nàng đau đớn đến chết. Song, thái giám Vương Nhân lại không bị giết ngay.

Theo quan điểm của các sử gia, Thuận Trị đế không giết luôn Vương Nhân vì sợ cái tiếng bị thái giám chơi xỏ sau lưng. Tất nhiên sau đó, khi mọi người ngừng bàn tán về chuyện này, Thuận Trị đế mới ra lệnh giết chết Vương Nhân một cách bí mật.

Bất hạnh thay, chẳng bao lâu sau đó, Đổng Ngạc phi, vị phi tần được Thuận Trị đế thương yêu nhất qua đời đột ngột. Đau buồn vì mất đi mỹ nhân mà mình yêu, Thuận Trí đế u uất, bỏ bê triều chính rồi mắc phải căn bệnh đậu mùa. Căn bệnh này cướp đi sinh mạng của chàng nhanh chóng. Thuận Trị đế qua đời vào ngày 5/2/1661 ở Tử Cấm Thành, năm đó chỉ mới 24 tuổi.

Theo Tùy Ý/ Danviet

>> xem thêm

Bình luận(0)