Quy luật bất biến về người lãnh đạo

Google News

Cuốn sách "Quy luật bất biến về lãnh đạo" được viết bằng kinh nghiệm nhiều năm trong vị trí cố vấn quản lý của tác giả Shunichi Yoshihara.

Quy luật bất biến về lãnh đạo là thông điệp gửi đến những người trẻ trong tương lai sẽ trở thành trưởng nhóm, hay những người vừa bước vào công việc lãnh đạo, đặc biệt ở môi trường công ty vừa và nhỏ.
Trọng tâm cốt yếu của tác phẩm giúp người đọc tìm ra câu trả lời cho vấn đề: "Làm thế nào để bản thân phát triển hơn? Làm thế nào để phát huy hiệu quả vai trò lãnh đạo?".
Từ đó, câu trả lời sẽ giúp ích cho quá trình trưởng thành và phát triển sự nghiệp quản lý của người đọc.
Quy luat bat bien ve nguoi lanh dao
Cuốn sách "Quy luật bất biến về lãnh đạo" (Ảnh: Thái Hà Books).
Quy luật bất biến về lãnh đạo được chia làm 5 chương:
Chương 1: Giải quyết vấn đề
Đây là những vấn đề mà con người luôn gặp trong bất cứ ngành nghề, lĩnh vực nào, ngay cả với việc quản lý.
Chương 2: Giao tiếp
Xử lý tốt mối quan hệ với người khác là kỹ năng rất quan trọng mang đến hiệu quả cho việc quản lý. Vì vậy, ở chương này, người đọc sẽ cùng tìm hiểu các yếu tố quan trọng trong giao tiếp.
Chương 3: Đào tạo cấp dưới
Phát huy tối đa năng lực của các thành viên là yếu tố quan trọng mang lại thành công cho cả nhóm. Do đó, đào tạo cấp dưới như thế nào cũng trở thành một vấn đề lớn cần quan tâm.
Chương 4: 11 quan điểm để trau dồi kỹ năng quản lý
Tổng hợp 11 quan điểm mà những người đang hoặc sẽ là lãnh đạo, nhà quản lý tương lai cần ghi nhớ.
Chương 5: Những điều mà một lãnh đạo cần biết
Chương cuối tóm tắt những lý thuyết quan trọng về quản lý một cách dễ hiểu. Lý giải được những kiến thức này có thể giúp độc giả có cái nhìn sâu sắc hơn về quản lý.
Theo tác giả Shunichi Yoshihara, nhà quản lý là người thực hiện kế hoạch của mình thông qua cấp dưới/ những người liên quan. Trong định nghĩa này, điểm quan trọng thứ nhất là: Quản lý là người vận hành người khác thực hiện công việc.
Sau đó, để thực hiện kế hoạch của bản thân, nhà quản lý cần nhận thức rõ ràng ý muốn của bản thân và kỳ vọng của những người xung quanh.
Cuối cùng, nhà quản lý là chuyên gia về quản lý công việc, phải nằm lòng chu trình PDCA, gồm: Plan (lập kế hoạch) - Do (thực hiện) - Check (kiểm tra) - Act (cải tiến).
Ngoài ra, Shunichi Yoshihara cũng liệt kê 10 vai trò của nhà quản lý, gồm:
1. Thực hiện đúng phương châm Ban giám đốc (cấp trên) đề ra.
2. Lập kế hoạch theo mục tiêu sẵn có, sau đó bắt tay thực hiện để hoàn thành mục tiêu.
3. Tham gia hoạch định chiến lược kinh doanh của công ty.
4. Rà soát vấn đề, kiểm định và tìm hướng giải quyết.
5. Tạo lập nhiều mối quan hệ.
6. Cơ cấu tổ chức hiệu quả.
7. Tạo động lực cho cấp dưới.
8. Hỗ trợ, chỉ đạo những vấn đề cơ bản trong công việc.
9. Đào tạo cấp dưới.
10. Xây dựng nền tảng cho tổ chức.
"Hãy thường xuyên nhìn nhận và cải thiện định nghĩa về vai trò của bản thân một cách cụ thể, rằng ta cần làm gì với vai trò của mình?", Shunichi Yoshihara viết.
Theo Viên Minh/Dân Trí

>> xem thêm

Bình luận(0)